MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bé bị sốc nhiệt điều hòa, xử lý sao để tránh nguy hiểm?

Thanh Trà LDO | 20/08/2024 06:30

Trẻ bị sốc nhiệt do điều hòa là tình trạng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và ứng phó kịp thời nếu bố mẹ biết cách xử lý.

Vào những ngày nắng nóng, điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong gia đình, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng điều hòa đúng cách, trẻ có thể bị sốc nhiệt, dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bác sĩ khám cho trẻ nhỏ tại một bệnh viện nhi ở Trung Quốc. Trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường... có nguy cơ cao bị sốc nhiệt điều hòa và gặp biến chứng sức khỏe nghiêm trọng Ảnh: Xinhua

Vậy khi trẻ bị sốc nhiệt do điều hòa, bố mẹ cần làm gì? Dưới đây là thông tin cần thiết và các biện pháp cấp cứu kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ và đảm bảo an toàn trong những ngày nắng nóng, theo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM).

Triệu chứng nhận biết trẻ bị sốc nhiệt do điều hòa: Trẻ ra nhiều mồ hôi và cảm thấy cơ thể đau nhức; Trẻ có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, lo lắng, cáu kỉnh, nói lắp, run rẩy; Nhiệt độ cơ thể của trẻ cao bất thường, da khô và nóng khi chạm vào.

Trẻ có thể nôn, đau đầu, choáng váng, hoa mắt, thở nhanh, bụng khó chịu. Da và mặt của trẻ có thể đỏ bừng; tim đập nhanh bất thường.

Đầu tiên, để có cách xử lý khi trẻ bị sốc nhiệt do điều hòa, gia đình cần gọi cấp cứu ngay lập tức để được hỗ trợ từ chuyên gia. Trong khi chờ cấp cứu, có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu sau như đặt trẻ nằm ngửa, nâng cao hai chân so với tim để cải thiện lưu thông máu; tăng nhiệt độ phòng lên hoặc tắt điều hòa, sử dụng quạt để làm mát không khí xung quanh trẻ.

Hãy cho trẻ uống nước ấm để duy trì độ ẩm cho cơ thể. Nếu trẻ mặc ít quần áo, hãy cho trẻ mặc thêm một lớp áo mỏng hoặc đắp thêm chăn mỏng mùa hè.

Nếu trẻ mất ý thức và không có dấu hiệu tuần hoàn như cử động, tự thở, hoặc ho, cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức.

3 điều không nên làm khi trẻ bị sốc nhiệt: cạo gió; xức dầu nóng; quấn kín trẻ.

Để phòng ngừa sốc nhiệt do điều hòa, cha mẹ cần tránh để trẻ ra vào liên tục giữa môi trường ngoài và phòng điều hòa, đặc biệt vào buổi trưa nắng nóng khi nhiệt độ chênh lệch quá lớn.

Tắt điều hòa khoảng 20 - 30 phút trước khi trẻ ra ngoài, mở cửa để cơ thể trẻ thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Khi trẻ từ bên ngoài vào, nên cho bé nghỉ một lát để nhiệt độ cơ thể trở về bình thường trước khi vào phòng lạnh.

Không đặt nhiệt độ phòng quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời, chỉ nên chênh lệch khoảng 7 - 8 độ C. Cha mẹ cần giới hạn thời gian ở trong môi trường điều hòa khoảng 4-5 tiếng, trừ khi ngủ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn