MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bắt nạt có thể có những tác động khác nhau đối với nạn nhân. Ảnh: Xinhua

Bị bắt nạt có ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý trẻ nhỏ?

My Lê (Theo Time of India) LDO | 01/12/2022 16:38
Từ căng thẳng, lo lắng, thiếu tự tin đến nhiều vấn đề về sức khỏe khác… đều có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị bắt nạt.

Có bốn kiểu bắt nạt - tất cả đều nguy hiểm

Bắt nạt thể chất bao gồm một loạt các hành vi hung hăng như đánh, đá và xô đẩy… 

Bắt nạt bằng lời nói có thể bao gồm trêu chọc, chế giễu, đe dọa, sỉ nhục, tung tin đồn, nói xấu và quấy rối…

Bắt nạt vật chất bao gồm như vòi tiền, đe doạ lấy đồ đạc, trấn lột…

Bắt nạt trên mạng là một kiểu bắt nạt trên thế giới kỹ thuật số. Hành vi này bao gồm quấy rối mọi người trực tuyến, chế giễu ai đó trong cuộc trò chuyện nhóm, đăng những hình ảnh đáng xấu hổ của người khác lên mạng…

Điều quan trọng là phải hiểu rằng bắt nạt có thể có những tác động khác nhau đối với nạn nhân. Điều này bao gồm: Tác động ngắn hạn và dài hạn.

Ảnh hưởng ngắn hạn của bắt nạt bao gồm:

Thành tích học tập kém, từ chối đi học, các triệu chứng PTSD, cô đơn và xa lánh xã hội, lòng tự trọng giảm, các bệnh về thể chất như đau bụng, nhức đầu và đau toàn thân mà không có lý do y tế.

Nếu các vấn đề bắt nạt không được giải quyết sớm hoặc không được điều trị, những dấu hiệu này có thể tồn tại trong thời gian dài hơn, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. 

Do đó, những ảnh hưởng lâu dài của bắt nạt bao gồm:

Chất lượng cuộc sống thấp hơn, không có sự tự tin hoặc lòng tự trọng, sức khỏe thể chất và tinh thần kém, khả năng thất nghiệp cao hơn, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn, có nhiều khả năng sử dụng/lạm dụng chất kích thích hay thậm chí là tự tử…

Bước đầu tiên để ngăn chặn bắt nạt là chú ý và nhận ra các dấu hiệu bị bắt nạt ở con bạn. Theo dõi mọi thay đổi trong hành vi của con bạn, hãy cẩn thận với tất cả các dấu hiệu cảnh báo và quan trọng nhất là luôn trò chuyện với con một cách cởi mở.

Cha mẹ cần nhẹ nhàng, bình tĩnh nói chuyện với con. Ảnh: Xinhua 

Khi nói đến việc giúp con bạn vượt qua những tác động của việc bắt nạt hoặc bảo vệ chúng khỏi bất kỳ sự đàn áp nào, điều quan trọng là phải tiếp cận chúng với sự kiên nhẫn và bình tĩnh.

Đừng vội đưa ra những thay đổi cho con. Hãy cho con thời gian, để con quyết định xem con có thể tin tưởng bạn hay không. Đặc biệt đừng trở nên hung hăng hay tức giận khi con chưa thể chia sẻ. Bạn có thể khiến con bạn sợ hãi hoặc khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Điều quan trọng là bạn phải nói với con mình rằng, việc chúng bị bắt nạt không phải lỗi của chúng, thay vào đó hãy khuyến khích chúng đứng lên chống lại điều đó và tỏ ra quyết đoán. 

Điều này không có nghĩa là bạn yêu cầu con đánh trả lại. Là cha mẹ, bạn có thể lưu giữ bằng chứng và nhân chứng của tất cả các vụ bắt nạt để đưa vụ việc ra giải quyết ở nhà trường.

Luôn cho con bạn biết bạn luôn ủng hộ chúng dù có chuyện gì xảy ra. Tạo một không gian an toàn ở nhà, nơi con có thể kể cho bạn tất cả về những trải nghiệm hàng ngày.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn