MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: AFP

Các chấn thương trẻ nhỏ thường gặp và cách phòng tránh

Mộc Nhi (theo HealthSite) LDO | 23/12/2021 09:30
Bài viết cung cấp một số phương pháp tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để giữ an toàn cho con cái khỏi những tai nạn thường gặp ở thời thơ ấu, theo chia sẻ của chuyên gia tư vấn Aarthi Priyadharshini.

Ngã

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn con bị ngã vì chúng có thể ngã khi tập đi, chạy hoặc leo trèo. Nhưng bạn có thể ngăn con ngã theo những cách có thể dẫn đến chấn thương nặng, chẳng hạn như ngã cầu thang hay ngã từ trên giường.

  • Hãy ngăn cả 2 đầu cầu thang nếu con bạn là trẻ biết bò, biết đi.
  • Không để nước hay bất kỳ chất lỏng nào rơi vãi trên sàn nhà.
  • Đảm bảo cầu thang luôn đủ ánh sáng.
  • Không để trẻ một mình trên ghế sofa hoặc giường.
  • Sắp xếp đồ đạc sao cho con không thể leo trèo lên cao.
  • Sử dụng tấm chắn giường.

Hãy đưa con đi khám nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở.
  • Gãy xương (tìm chỗ sưng tấy).
  • Nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn sau chấn thương đầu.
  • Chóng mặt hoặc mất ý thức.

Ngạt thở

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có xu hướng cho bất cứ thứ gì vào miệng. Nếu chẳng may đó là những thứ như đậu phộng, đồ chơi nhỏ hay viên bi, thì con có thể bị ngạt thở. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi trẻ đặt túi ni lông lên miệng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

  • Hãy mua đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của con.
  • Để các đồ vật nhỏ ngoài tầm với của trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi.
  • Đảm bảo chăn và tư thế ngủ của trẻ không gây ngạt thở.
  • Để các bao tải và túi ni lông tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Học cách sơ cứu và hô hấp nhân tạo.

Bỏng

Bỏng là tai nạn phổ biến nhất ở trẻ em. Bạn phải biết cách sơ cứu khẩn cấp phòng trường hợp trẻ bị bỏng.

  • Để đồ dùng có thể gây bỏng và bếp ngoài tầm với của trẻ em. 
  • Cài đặt và duy trì hệ thống báo động khói ở mọi nơi.
  • Sử dụng nắp đậy cho ổ cắm điện.

Bị thương

Trẻ em hay tự làm mình bị thương khi chơi với các vật sắc nhọn hay ngã lên những thứ sắc nhọn, do đó, bạn hãy:

  • Để các vật sắc nhọn như kéo và dao tránh tầm tay của trẻ.
  • Để các đồ thủy tinh dễ vỡ tránh tầm tay của trẻ.
  • Không mua đồ chơi có góc nhọn.
  • Luôn để mắt đến con.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn