MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cha mẹ cần quan sát và cố gắng tương tác với trẻ nhỏ trong các câu chuyện, suy nghĩ của bé. Ảnh: Xinhua

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nhỏ nói chuyện một mình

Vũ Ngọc (Theo Health) LDO | 19/04/2022 09:30

Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý dành cho cha mẹ khi thấy trẻ nhỏ thường xuyên nói chuyện một mình.

Có khá nhiều cha mẹ bày tỏ sự lo lắng khi thấy trẻ nhỏ ở độ tuổi khoảng từ 3 đến 4 tuổi thường xuyên thích nói chuyện một mình. Cũng có không ít phụ huynh cho rằng, trẻ trẻ đang có biểu hiện của bệnh tự kỷ hay trầm cảm.

Tuy nhiên, theo một số khảo sát từ chuyên trang Health, việc trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tự nói chuyện một mình là điều khá bình thường và cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Cụ thể, khi trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có khuynh hướng nói hay diễn giải ra những suy nghĩ hiện hữu trong đầu. Các bé sẽ dùng lời nói để miêu tả lại việc mình đang hoặc định làm, cũng như là cách để trẻ nói ra những thắc mắc của mình.

Trẻ sẽ ưa thích nói chuyện và diễn giải những suy nghĩ trong đầu mình. Ảnh: Xinhua

Bên cạnh đó, một số chuyên gia tâm lý cho rằng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ của mình để có thể dễ dàng nắm bắt được tâm lý các con. Đây cũng là cách giúp trẻ rèn luyện sự tập trung cũng như giúp ích cho quá trình học tập ở trẻ sau này.

Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ, lắng nghe những gì các con nói để nhanh chóng nắm bắt tâm lý và có hướng giải quyết phù hợp khi có vấn đề nảy sinh. Đặc biệt, đây cũng là cách giúp trẻ thuận lợi hơn trong việc hình thành tính cách, diễn giải tốt những điều mình muốn.

Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian trò chuyện với con để giúp bé tăng vốn từ vựng cần thiết, tập thói quen chia sẻ những suy nghĩ, hay tương tác với mọi người xung quanh mình. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn