MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chị Bội Ngọc tâm sự cùng tiến sĩ Hoà An. Ảnh: NSX.

Con cái ám ảnh chuyện mẹ xưng “mày tao” những lúc nóng giận

DI PY LDO | 21/12/2023 19:03

Tại "Điều con muốn nói" trên VTV9, là câu chuyện của bé Dạ Chúc. Cô bé kể với chuyên gia tâm lý và MC Hoàng Anh về mong muốn mẹ ruột không xưng "mày tao" khi nóng giận.

Dạ Chúc (10 tuổi) nghẹn ngào bật khóc thổ lộ với tiến sĩ Đào Lê Hòa An (Phó Viện trưởng Viện Việt Nam Bách nghệ thực hành) và MC Hoàng Oanh: “Mỗi lúc mẹ giận con, mẹ không quan tâm gì đến con, mà chỉ chơi với mèo. Con với con mèo như là con của mẹ, nhưng lúc mẹ giận, mẹ chỉ xem mèo là con thôi. Nhiều lúc mẹ còn la và mắng, gọi con bằng mày, con thấy buồn và tủi thân lắm”.

Tuy vậy, bé Dạ Chúc cũng biết mẹ vốn rất yêu thương mình: “Mẹ nấu ăn cho con, mỗi lần có thời gian rảnh, mẹ đều dẫn con đi du lịch, chăm sóc và lo lắng cho con”.

Cô bé chia sẻ, chỉ khi làm sai, không chịu học bài, bừa bộn, mẹ mới tức giận và có những lời nói làm tổn thương cô bé. Từ bé, Dạ Chúc sống với mẹ, ít khi được tiếp xúc với ba nên đối với Dạ Chúc, mẹ là cả thế giới.

“Con nói với mẹ, con không muốn mẹ kêu con bằng mày tao nữa. Con buồn lắm nhưng mẹ chỉ im lặng thôi, đôi khi mẹ giận quá mức mẹ sẽ có đánh con một chút”, Dạ Chúc nghẹn ngào nói.

Trong căn phòng bí mật, chị Bội Ngọc - mẹ của bé Dạ Chúc cho biết: “Tôi và ba bé không còn ở chung nữa, một mình tôi chăm Dạ Chúc từ lúc bé còn 6 tháng đến tận bây giờ.

Nhiều lúc bé cứng đầu không chịu học bài, quần áo để bề bộn nên mỗi khi tức giận, tôi thường ra chơi với con mèo, nói vu vơ để chọc bé, không nghĩ bé có những suy nghĩ tổn thương như thế”.

Chị Bội Ngọc nhận thức được mỗi khi xưng con bằng “mày tao” là sai, cần phải sửa, nhưng những lúc nóng giận không thể kiềm chế chị buột miệng nói ra làm tổn thương con.

Lắng nghe câu chuyện của hai mẹ con, tiến sĩ Đào Lê Hòa An đưa ra lời khuyên: “Thông qua chương trình ngày hôm nay, hy vọng hai mẹ con có thể chia sẻ và hiểu nhau nhiều hơn.

Dạ Chúc cũng có cơ hội để nói lên những cảm nhận của con với mẹ, và chị Bội Ngọc cũng thế. Giữa hai mẹ con đôi khi có những lời nói, suy nghĩ không thể kết nối được với nhau, sự chia sẻ cảm thông từ hai người là điều cần thiết, nói ra suy nghĩ cảm nhận của mình với đối phương, để cả hai cùng thấu hiểu nhau hơn”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn