MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: AFP

Con dậy thì muộn - những điều cha mẹ cần biết

Mộc Nhi (theo HealthSite) LDO | 18/01/2022 06:00

Hãy đọc để biết dấu hiệu và nguyên nhân của dậy thì muộn ở cả bé trai và bé gái.

Tuổi dậy thì là thời điểm quan trọng đối với cả bé gái và bé trai, vì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Quá trình này thường diễn ra từ 10-14 tuổi đối với bé gái và 12-16 tuổi đối với bé trái. Nó có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ 8-14 tuổi. Trong thời gian này, các bé gái phát triển ngực và bắt đầu hành kinh. Bé trai phát triển lông mặt và giọng nói trở nên trầm hơn. Nhưng đôi khi, trẻ vượt qua độ tuổi mà không có bất kỳ dấu hiệu dậy thì nào trong số này.

Dấu hiệu dậy thì muộn

Có một vài dấu hiệu để biết trẻ có đang trải qua những thay đổi về thể chất hay không. Ở bé trai, kích thước của dương vật và tinh hoàn không tăng khi bước sang tuổi 14 và không mọc lông vùng kín sau 15 tuổi. Ngoài ra, đứa trẻ có vẻ nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Ở bé gái, ngực không có dấu hiệu phát triển khi bước sang tuổi 13. Ngoài ra, các bé gái này không bắt đầu có kinh nguyệt cho đến 16 tuổi.

Nguyên nhân dậy thì muộn

Mặc dù có nhiều trường hợp dậy thì muộn không rõ nguyên nhân, nhưng có một số nguyên nhân phổ biến sau đây: 

  • Mắc các bệnh như tiểu đường, suy giáp, bệnh thận, hen suyễn, bệnh celiac và các bệnh về tim. 
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bị rối loạn ăn uống.
  • Có các khối u tuyến yên.
  • Những bé gái hay chơi thể thao cũng thường phát triển muộn.

Trong một số trường hợp, các vấn đề về nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường. Các bé gái mắc hội chứng Turner và các bé trai mắc mắc hội chứng Klinefelter thường chậm phát triển.

Nếu con có dấu hiệu dậy thì muộn, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các phương pháp điều trị.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn