MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vết thương trên mặt bé. Ảnh: Nhật Tân.

Bé gái 7 tuổi bị cha ruột, mẹ kế dí sắt đỏ vào mặt: "Bản án lương tâm sẽ theo họ suốt đời"

Cường Ngô LDO | 26/11/2017 10:39

"Hành vi phạm tội đối với các cháu bé không những vi phạm pháp luật về hình sự, luật hôn nhân gia đình... mà còn đi ngược lại đạo đức xã hội của người Việt", luật sư Đặng Văn Sơn khẳng định.

Mới đây, cư dân mạng phẫn nộ vụ một học sinh ở Kiên Giang bị mẹ cha ruột và mẹ kế dùng thanh sắt nung đỏ dí vào mặt.

Theo đó, chiều 24.11, khi Thảo (tên nhân vật đã được thay đổi) đến lớp học thì thầy cô ở trường Tiểu học Vĩnh Thành phát hiện mặt và hai tay bé có nhiều vết bỏng. Hiệu trưởng nhà trường liền trình báo chính quyền địa phương.

Làm việc với công an xã, Thảo cho biết hai vết bỏng ở mặt và tay là do bị cha dùng thanh sắt nung đỏ dí vào.

Ngày 25.11, ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết đã yêu cầu chính quyền xã Vĩnh Hòa Phú phải có biện pháp cách ly Thảo với cha ruột và mẹ kế của bé.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Đặng Văn Sơn (Văn phòng Luật sư Đặng Sơn và Cộng sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi bạo hành cháu bé 7 tuổi của cha ruột và mẹ kế đã xâm hại đến 2 quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, đó là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người và xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình.

Luật sư Sơn nêu quan điểm, bạo hành con trẻ đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Dù pháp luật có xử lý nghiêm những đối tượng này thì bản án lương tâm sẽ theo suốt đời. Hành vi phạm tội đối với các cháu bé không những vi phạm pháp luật về hình sự, luật hôn nhân gia đình... mà còn đi ngược lại đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam.

Trong vụ việc này, khách thể xâm hại lớn nhất đó là tính mạng, sức khỏe của cháu bé đã bị xâm phạm. Do đó, cần phải xử lý 2 đối tượng này về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Tội danh và hình phạt được quy định tại Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999.

Tuy nhiên, để xem xét xử lý đối tượng này về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì cần thiết phải có kết quả giám định của cơ quan chuyên môn.

Theo quy trình tố tụng, giám định tỷ lệ thương tật của cháu bé phải được thực hiện sau khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

“Nếu sau khi có kết quả giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe đối với của cháu bé của cơ quan chuyên môn, thì tùy theo tỷ lệ thương tích mà 2 đối tượng gây ra có thể bị xử phạt mức cao nhất đến chung thân”, luật sư nói.

Khi được hỏi với hành vi bạo hành con trẻ như vậy, hai đối tượng trên có bị truất quyền nuôi con? Luật sư Sơn cho hay trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể yêu cầu gia đình cử người giám hộ cho cháu bé để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu theo quy định của pháp luật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn