MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bị lợi dụng hình ảnh để quảng cáo sản phẩm, nghệ sĩ có thể kiện nhãn hàng

KHÁNH LINH LDO | 04/06/2021 16:59

Hiện nay, bên cạnh việc các nghệ sĩ nhận quảng cáo tràn lan thì thực tế cũng tồn tại việc nhiều nghệ sĩ đang bị lấy hình ảnh trái phép để quảng cáo sản phẩm kém chất lượng dẫn đến khán giả dễ tin lầm rằng đây là sản phẩm do nghệ sĩ uy tín làm đại diện.

This browser does not support the video element.

Video: Khánh Linh - Thanh Vũ

Những ngày qua, hàng loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng như: Nam Thư, Kiều Minh Tuấn, Ngọc Trinh, Khả Như, Lê Dương Bảo Lâm... dính ồn ào trong việc quảng cáo cho tiền ảo (chưa được cho phép ở Việt Nam). Trong đó, có một trong số các đồng tiền ảo được các nghệ sĩ này PR là FXT Token có dấu hiệu đa cấp.

Nhiều nghệ sĩ cũng bị công chúng phản ứng vì hàng loạt những quảng cáo quá lố cho thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... Có trường hợp, nghệ sĩ quảng cáo chứ chưa hề dùng qua sản phẩm, hoặc dựng nên kịch bản để khán giả tin tưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự việc các nghệ sĩ nhận quảng cáo kém chất lượng một cách tràn lan, thì trên thực tế cũng tồn tại việc nhiều người nổi tiếng như Hoa hậu H'Hen Niê hay nghệ sĩ Quyền Linh đang bị lấy hình ảnh để quảng cáo sản phẩm kém chất lượng dẫn đến khán giả dễ tin lầm rằng, đây là sản phẩm do nghệ sĩ uy tín làm đại diện.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Hà Hải - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM - cho biết: "Căn cứ khoản 1, 3 Điều 31 Bộ luật dân sự 2015 thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý. Nếu sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Bộ luật Dân sự thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu toà án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu huỷ, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật".

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: "Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại phải trả thù lao trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác".

Căn cứ khoản 8, Điều 8 Luật quảng cáo 2012, "Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép". Do đó, theo luật sư Hà hải việc cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh của người khác nói chung và nghệ sĩ nói riêng để quảng cáo khi chưa có sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và phải đối diện với mức xử phạt hành chính và hình sự.

Bên cạnh đó, luật sư Hà Hải cũng đưa ra vấn đề, nếu nghệ sĩ bị nhãn hàng lợi dụng tên tuổi hay nhãn hàng không minh bạch trong hợp đồng khiến hình ảnh của nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nghệ sĩ hoàn toàn có quyền kiện nhãn hàng.

Trong trường hợp nếu nghệ sĩ có đầy đủ chứng cứ chứng minh việc không minh bạch ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của mình thì có quyền yêu cầu nhãn hàng phải bồi thường theo Điều 584 (căn cứ phát sinh và bồi thường thiệt hại), 592 (thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) theo Bộ luật Dân sự 2015.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn