MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Rừng gỗ hương cổ thụ đang mất dần qua hàng năm trước sự “dòm ngó” của lâm tặc. Ảnh TT

Cận cảnh rừng gỗ hương quý ở Gia Lai bị lâm tặc đốn hạ

THANH TUẤN LDO | 25/11/2020 14:45

Quần thể rừng gỗ hương hơn 400 cây quý hiếm đang mất dần trước sự “nhòm ngó” của lâm tặc và sự buông lỏng quản lý, bảo vệ của chủ rừng. Mới đây lâm tặc đã mang cưa vào phá rừng hương cổ thụ này.

Công an huyện Kbang, Gia Lai vừa bắt giữ 3 đối tượng liên quan đến vụ án phá rừng gỗ hương quý hiếm. Ảnh TT
Ngày 18.11, một nhóm lâm tặc lợi dụng thời tiết mưa bão đã lẻn vào khu vực rừng xã Krong, huyện Kbang đốn hạ 4 cây gỗ hương, 1 cây gỗ bằng lăng. Ảnh TT
Ước tính ban đầu, tổng khối lượng gỗ tròn thiệt hại gần 20 mét khối. Qua điều tra, công an đã vận động đầu thú 3 đối tượng và thực hiện lệnh tạm giữ hình sự nhóm này để mở rộng điều tra.
Khu vực rừng xã Krong thuộc Tiểu khu 90, Lâm phần do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý. Ảnh TT
Tại hiện trường, lâm tặc chỉ để lại các cành, bìa nhánh, các gốc gỗ hương đỏ au, nổi vân và bật gốc. Ảnh TT
Hầu hết những cây bị lâm tặc đốn hạ đều có tuổi đời trên 60 năm tuổi, đường kính không dưới 1mét.Ảnh TT

Gỗ hương là loại gỗ nhóm I, cần được bảo vệ. Hiện khu vực rừng do Cty Lâm nghiệp Krông Pa quản lý còn 410 cây gỗ hương cổ thụ. Ảnh TT
Thực tế, rừng gỗ hương cổ thụ đang mất dần qua hàng năm trước sự “dòm ngó” của lâm tặc. Ảnh TT
...và sự buông lỏng quản lý, bảo vệ của chủ rừng cũng như nhiều bất hợp lý về cơ chế. Ảnh TT
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Kbang - cho biết, quan điểm của huyện là sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc, Cty Lâm nghiệp Krông Pa đã thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn tới hậu quả. Ảnh TT
“Còn có sự tiếp tay, phối hợp với lâm tặc để vào phá rừng hay không thì hiện tại chưa có bằng chứng, chúng tôi đang chỉ đạo công an điều tra, làm rõ việc này”, ông Dũng nói. Ảnh TT

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn