MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người đăng ký thuê bao di động bằng chứng minh nhân dân không cần thiết phải chuyển sang căn cước công dân. Ảnh: Quang Việt

Có phải đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân khi chuẩn hóa số thuê bao?

Quang Việt LDO | 21/03/2023 13:25
Nhiều người dân thắc mắc, trước đó họ đăng kí bằng chứng minh nhân dân cho các thuê bao di động, có cần đổi sang căn cước công dân, khi chuẩn hoá thông tin.

Anh N.V.D trú tại quận Hà Đông, Hà Nội, đăng kí số thuê bao di động từ hơn 20 năm trước, nhà mạng MobiFone. Anh đăng kí bằng chứng minh nhân dân (9 số).

Tương tự, chị Đ.P.H, trú ở phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng đăng kí thuê bao di động, bằng chứng minh nhân dân (9 số).

Cả anh D, chị H có cần đổi thông tin sang căn cước công dân gắn chip hay không?

Theo Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, sau ngày 31.3.2023, các thuê bao di động có thể sẽ bị khoá sim điện thoại nếu thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Viễn thông cho biết, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di dộng nhằm đảm bảo chủ thuê bao di động sử dụng sim điện thoại là sim chính chủ và đúng chuẩn theo thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đó, nhằm thống nhất thông tin, hạn chế xuất hiện sim rác và các cuộc gọi rác.

Theo Điểm e Khoản 8 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định, các chủ thuê bao di động phải cung cấp chính xác thông tin cá nhân cho sim của mình gồm: Họ tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp… với nhà mạng.

Đồng thời, để đảm bảo các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin đúng và trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 31.3, Cục Viễn thông đề nghị nhà mạng thực hiện đối soát với các thuê bao có thông tin không đúng quy định.

Theo luật sư Nguyễn Thị Hường - Đoàn Luật sư Hà Nội, tại thời điểm đăng ký sim người dùng đang sử dụng chứng minh nhân dân. Do đó, khi đối soát thông tin sẽ có sự sai lệch về số giấy tờ này.

Tuy nhiên, việc yêu cầu chuẩn hóa thông tin chủ yếu tập trung vào việc khắc phục những tồn tại của dữ liệu như thiếu giấy tờ, sai họ tên, sai ngày tháng năm sinh... 

Mặc dù chưa có văn bản nào điều chỉnh về vấn đề này, nhưng về mặt quy định, chứng minh nhân dân vẫn có giá trị nên nếu thông tin đúng. Do đó sẽ không phân biệt chứng minh nhân dân hay căn cước công dân.

Đặc biệt, nhà mạng cũng nhấn mạnh chỉ thuê bao nhận được thông báo mới cần đi chuẩn hóa.

Tuy nhiên, để không gặp khó khăn phát sinh về sau, nhà mạng cũng khuyến nghị người dùng nên sử dụng sim với đúng thông tin của mình, sớm cập nhật chứng minh nhân dân sang căn cước công dân.

Ngoài ra, sim chính chủ liên kết với số căn cước công dân còn phục vụ quá trình sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Theo đại diện VinaPhone, hiện tại dữ liệu thuê bao cá nhân do nhà mạng lưu trữ được xác định tại thời điểm khách hàng đăng ký và không phân biệt căn cước công dân/chứng minh nhân dân. 

VinaPhone cũng đã áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để bóc tách thông tin, hạn chế giấy tờ giả. Việc đối soát đồng bộ dữ liệu giữa nhà mạng và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện định kỳ theo đợt để xác định các trường hợp có thông tin chưa trùng khớp, qua đó thực hiện nhắn tin thông báo mời khách hàng chuẩn hóa lại thông tin thuê bao. 

Cách kiểm tra xem thuê bao có bị khoá: Nhận được tin nhắn của nhà mạng. Gửi tin nhắn đến tổng đài 1414 (miễn phí cước tin nhắn) theo cấu trúc: tttb và gửi 1414.

Sau khi tổng đài nhận được yêu cầu thì sẽ trả về tin nhắn có đầy đủ thông tin của Sim điện thoại gửi tin nhắn: Họ tên, ngày sinh, số căn cước công dân/chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp…

Nếu thông tin này trùng khớp với thông tin của chủ sim điện thoại thì đồng nghĩa người dùng không cần phải làm gì. Nhưng nếu không trùng, sim có thể sẽ bị khoá.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn