MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Quochoi.vn

Đặc xá là tha bổng luôn, không quy định thời gian thử thách

Nguyên - Hùng - Trung LDO | 07/11/2018 12:03
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga khẳng định, thực tiễn từ năm 1945 tới nay không có quy định thử thách sau khi được đặc xá.

Sáng 7.11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự Luật Đặc xá (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, hiện nay quan điểm của ban soạn thảo và quan điểm từ trước tới nay đều nhất quán việc đặc xá là chính sách khoan hồng do người đứng đầu Nhà nước quyết định.

Trong đó, theo bà Nga, dự Luật Đặc xá xoay quanh 7 nội dung lớn gồm: Đặc xá là gì; thẩm quyền của ai; đối tượng nào được hưởng; thời điểm nào thì được đặc xá; điều kiện để được xét đặc xá; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cụ thể của các chủ thể trong quy trình xét đặc xá; tái hoà nhập cộng đồng như thế nào?

Theo bà Nga, với tính chất của đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước và do Chủ tịch Nước quyết định cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, nhân ngày lễ lớn và trong trường hợp đặc biệt. Do đó, Luật Đặc xá sửa đổi phải được phân biệt với các chính sách khoan hồng song song tồn tại hiện nay như: miễn chấp hành hình phạt theo Bộ Luật hình sự; giảm mức độ hình phạt đã tuyên; tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Theo bà Nga, Luật Đặc xá sửa đổi sẽ kế thừa luật hiện hành và phải quy định đặc điểm mang tính chất đặc biệt của đặc xá.

Trong phiên thảo luận, các ĐBQH bày tỏ băn khoăn trước việc có thời gian thử thách đối với người được đặc xá hay không?

Trả lời câu hỏi này, bà Nga cho biết, Ban Soạn thảo đã nghiên cứu thực tiễn quá trình thực hiện đặc xá từ năm 1945 tới nay không có quy định thời gian thử thách đối với người được đặc xá.

Vì theo bà Nga, bản chất của đặc xá là xá tội trong trường hợp đặc biệt, tức là tha bổng do người đứng đầu Nhà nước quyết định.

“Cho nên đã tha là tha bổng luôn chứ không có quy định thời gian thử thách để sau đó không đáp ứng điều kiện này để bắt lại”, bà Nga nói và cho biết thêm, qua thực tiễn rà soát luật của nhiều nước trên thế giới, người đứng đầu nhà nước khi tha bổng cũng không có điều kiện thử thách để bắt lại.

Bà Nga cho biết, sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền để cân nhắc thêm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn