MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đàm Vĩnh Hưng và nhạc sĩ Trường Nhân có "tiếng nói chung" vụ kiện bản quyền

Trí Minh LDO | 22/01/2020 09:23
Sáng 22.11, trao đổi với PV, nhạc sĩ Trường Nhân cho biết đã đồng ý hoà giải, nhận phí bản quyền ca khúc Chút tình. Đồng thời, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng chính thức trên trang cá nhân, đính chính thông tin về tác giả ca khúc này. 

Theo đó, vào chiều muộn ngày 21.11, tại Toà án nhân dân quận 10 (TPHCM), hai bên đã đi đến thống nhất hoà giải và chấm dứt những tranh chấp xung quanh vụ kiện bản quyền đã kéo dài 6 năm.

Cụ thể, Đàm Vĩnh Hưng đã đồng ý trả phí bản quyền cho ca khúc Chút tình và khẳng định nhạc sĩ Trường Nhân là tác giả ca khúc này trên trang Facebook chính thức.

Đàm Vĩnh Hưng đính chính tác giả ca khúc Chút tình trên trang fanpage chính thức.

Nhạc sĩ Trường Nhân cũng đã có văn bản rút đơn khởi kiện Công ty Tiếng hát Việt và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Trước đó, trong đơn khởi kiện nộp cho toà từ năm 2013, ông Nguyễn Trường Nhân cho biết là tác giả bài hát “Chút Tình” đã được Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả vào năm 2006.

Tuy nhiên, theo ông Nhân phát hiện, ca khúc "Chút tình phai" nằm trong album Góc khuất, ra mắt vào năm 2012 của Đàm Vĩnh Hưng giống hệt ca khúc "Chút tình" của anh.

Ông Trường Nhân cho rằng, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã sử dụng bài hát “Chút tình” trong tác phẩm “Vị ngọt” để công bố, biểu diễn, phân phối trên thị trường mà không được sự đồng ý hay cho phép của chủ sở hữu, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. 

Nhạc sĩ Trường Nhân.

Vì vậy, nhạc sĩ Trường Nhân yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng bồi thường 150 triệu đồng, đồng thời phải đăng cải chính công khai với nội dung xin lỗi tác giả về việc sử dụng bài hát khi chưa được cho phép.

Trong khi đó, phía luật sư đại diện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho biết: “CD Góc khuất” do Công ty Tiếng hát Việt sản xuất và công ty này đã mua độc quyền ca khúc "Chút tình phai" từ nhạc sĩ Trương Tuấn Huy. 

Trong quá trình giải quyết, toà đã tiến hành hòa giải giữa các bên 5-6 lần nhưng đều không thành. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn