MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Được hưởng lương hưu thế nào sau 42 năm đóng BHXH?

Q. HÙNG - N. DƯƠNG LDO | 26/04/2017 14:33
Bạn đọc có số điện thoại 0932296xxx gọi đến đường dây nóng của Văn phòng TVPL hỏi: Tôi sinh năm 1959, đang làm việc tại mỏ apatit Lào Cai, có 40 năm đóng BHXH. Nếu năm 2019 tôi nghỉ hưu thì có phải trừ phần trăm lương hưu hay không?
- Văn phòng TVPL Báo Lao Động trả lời: Điều 54, Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu: 1. NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1, Điều 2 của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; 

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; 

c) NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; 

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi về pháp luật, khi bạn đủ 60 tuổi và có 42 năm đóng BHXH, bạn nghỉ hưu thì được hưởng đủ 75% lương hưu. Những năm đóng BHXH dư (đối với trường hợp của bạn, đến năm 2019 sẽ dư 5 năm), mỗi năm sẽ được hưởng 1/2 tháng lương trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu.

Bạn đọc có số điện thoại 0917286xxx gọi đến đường dây nóng của Văn phòng TVPL hỏi về chế độ BHXH một lần khi đã có hơn 20 năm đóng BHXH.

- Văn phòng TVPL Báo Lao Động trả lời: Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về BHXH bắt buộc như sau: NLĐ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 2 của nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4, Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại khoản 3, Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH; c) Ra nước ngoài để định cư; d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; b) 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Do đó, nếu bạn đã tham gia BHXH từ đủ 20 năm trở lên, mà không ra nước ngoài định cư, không bị mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng sẽ không được nhận BHXH một lần và phải chờ đến khi đủ tuổi để nhận lương hưu hằng tháng.


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn