MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CSGT Hà Nội kiểm tra xử lý vi phạm đối với thanh niên xăm trổ điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ảnh Văn Huế

Được trang bị súng, khi nào cảnh sát giao thông có quyền "bóp cò"?

VƯƠNG TRẦN LDO | 08/10/2019 18:38
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ quy định rõ 11 trường hợp Cảnh sát giao thông được nổ súng, trong đó có 5 trường hợp phải cảnh báo trước và 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo.

Bộ Công an vừa đăng tải dự thảo thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT). Đáng chú ý, dự thảo quy định lực lượng CSGT có thể được trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ như: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên…

Cho ý kiến về dự thảo thông tư, trao đổi với phóng viên Lao Động, Thiếu tướng Trần Sơn Hà – Nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an nhìn nhận: Thời gian qua cho thấy, hoạt động của tội phạm ngày càng tinh vi và manh động hơn. Trong đó có nhiều tội phạm về ma túy xuất hiện trên đường phố hay nhiều đối tượng côn đồ, manh động khác sẵn sàng chống trả lực lượng thi hành công vụ. Do đó quy định về việc trang bị vũ khí cho CSGT là điều cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên, Thiếu tướng Trần Sơn Hà cũng cho rằng, khi trang bị súng cần có các quy định cụ thể về kế hoạch công tác ghi rõ các phương tiện và công cụ hỗ trợ, súng quân dụng.

Thiếu tướng Trần Sơn Hà - Nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông. Ảnh Infonet

“Quy định về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã nêu rất rõ về những trường hợp được nổ súng hay khi nào được nổ súng mà có hiệu lệnh báo trước hay không có hiệu lệnh. Do vậy việc lạm dụng vũ khí cũng không dễ dàng xảy ra” – Thiếu tướng Trần Sơn Hà nhấn mạnh.

Đồng tình với việc trang bị vũ khí hỗ trợ cho CSGT, Đại tá Phạm Trường Dân - (Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) cũng cho rằng cán bộ chiến sỹ CSGT là một bộ phận trong lực lượng công an nhân dân đã được hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo về việc sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ. Do vậy, khi được giao công cụ hỗ trợ để làm tốt hơn chức năng phòng ngừa và trấn áp tội phạm. Kinh nghiệm ở nhiều đơn vị quốc tế, ở nhiều nước cũng đã trang bị súng, vũ khí nóng cho CSGT.

Đại tá Phạm Trường Dân. Ảnh: Xuân Hải.

“CSGT vừa xử lý phòng ngừa tai nạn giao thông nhưng cũng đối diện với tội phạm và trấn áp tội phạm. Tuy nhiên khi được giao vũ khí và công cụ hỗ trợ thì cần quản lý cho tốt, sử dụng cho đúng mục đích, không để lạm dụng mà làm những chuyện trái quy định của pháp luật. Những quy định có liên quan tới việc sử dụng súng, sử dụng vũ khí nóng đều đã được quy định rất rõ”- Đại tá Dân nói.

Những trường hợp cảnh sát giao thông được nổ súng

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01.07.2018 quy định rất rõ 11 trường hợp CSGT được nổ súng, trong đó có 05 trường hợp phải cảnh báo trước và 06 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo.

Cụ thể, Điều 23 Luật này quy định: Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin; Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn