MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hành lang pháp lý nào cho “hiệp sĩ” hoạt động?

ĐÌNH TRỌNG LDO | 14/10/2019 07:48
Lý do “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm vì cho rằng quy định hoạt động theo địa bàn phường là gò bó, song thực tế tỉnh Bình Dương đã xây dựng hành lang pháp lý để “hiệp sĩ” phát huy tinh thần phòng chống tội phạm nhưng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Đã có khung pháp lý cho “hiệp sĩ” hoạt động

Cũng như TP.HCM, tại Bình Dương các Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm được hình thành từ những năm 2000. Cảm phục những người giàu lòng nghĩa hiệp, không màng hiểm nguy ra tay bắt tội phạm nên người dân quen gọi họ là “hiệp sĩ”.

Để các câu lạc bộ này hoạt động đi vào quy củ và hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản quy định hoạt động của “hiệp sĩ”. Năm 2013 Bình Dương đã ra Quyết định số 34 kèm theo Quy chế tổ chức, hoạt động của các Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm Bình Dương tổ chức tổng kết hoạt động của Câu lạc bộ và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo - Ảnh: Đình Trọng

Về tổ chức, mỗi Câu lạc bộ có 2 bộ phận, gồm đội xung kích chống tội phạm và đội tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Khái niệm “hiệp sĩ” thường để chỉ những người trực tiếp xung kích chống tội phạm.

Hoạt động của “hiệp sĩ phải gắn chặt với công an địa phương và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Theo Công an tỉnh Bình Dương, để chăm lo cho các “hiệp sĩ” thì Ủy ban nhân dân tỉnh  và Công an tỉnh đã ban hành hướng dẫn để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ phòng chống tội phạm.

Hoạt động của Câu lạc bộ góp phần tích cực bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương - Ảnh: Đình Trọng

Ngoài kinh phí thường xuyên cho ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ thì các “hiệp sĩ” cũng có một số hỗ trợ nhất định như xăng tuần tra, hỗ trợ sửa chữa phương tiện hư hỏng do truy bắt tội phạm. Hội viên Đội xung kích chống tội phạm được trang bị dùi cui điện, dùi cui cao su, găng tay bắt dao và chịu sự quản lý, hướng dẫn sử dụng của cơ quan Công an và Quân sự.

Công an tỉnh Bình Dương còn tổ chức một số lớp huấn luyện võ thuật, kỹ năng phát hiện tội phạm cho các “hiệp sĩ”.

Được bắt tội phạm trong trường hợp nào?

Theo Công an tỉnh Bình Dương, hiện Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm trải khắp 91/91 xã. Việc ban hành quy chế vừa để đảm bảo các “hiệp sĩ” hoạt động đúng địa bàn, đúng chức năng, vừa giao trách nhiệm của trưởng công an xã, phường đối với việc quản lý hoạt động của các “hiệp sĩ”.

Bình Dương ban hành quy chế tạo lang pháp lý để “hiệp sĩ” phát huy tinh thần phòng chống tội phạm nhưng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật - Ảnh: T.H

Quy chế của tỉnh Bình Dương quy định, hội viên trong Đội xung kích chống tội được bắt người có hành vi phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã nhưng phải báo ngay cho Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, giao ngay người bị bắt cho Công an nơi gần nhất.

Trường hợp phát hiện đối tượng nghi vấn phạm tội hoặc truy đuổi người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã ra ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn của mình hoạt động: các hội viên phải báo ngay cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ để báo cáo cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức phối hợp và thông báo cho Đội xung kích chống tội phạm ở các địa bàn khác cùng tham gia.

Quy chế này cũng quy định cơ chế phối hợp vủa Câu với cơ quan công an và cơ quan nhà nước. Đồng thời quy định các “hiệp sĩ” không lợi dụng công tác để trục lợi hay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Từ năm 1997 đến nay, “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải đã bắt 3.600 vụ trộm, cướp - Ảnh: Đình Trọng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn