MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Gặp người thân bên ngoài phòng xét xử, Hưng “kính” khóc nức nở, chia tay người thân. Ảnh: Cường Ngô

Hưng "kính" tiếp tục hầu tòa: Hé lộ mấu chốt để vạch mặt "ông trùm bảo kê"

Cường Ngô LDO | 25/07/2019 08:56

Sáng nay (25.7),TAND TP. Hà Nội tiếp tục đưa Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”) và đồng bọn ra xét xử. Trước đó, tại phiên tòa được mở hôm 11.7, "ông trùm" Hưng "kính" đã bật khóc khi gặp người thân.

Hai mấu chốt phải được làm rõ tại tòa?

Năm bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản của tiểu thương chợ Long Biên, gồm: Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, sinh năm 1963, ở Hàng Đậu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và 4 đàn em gồm Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long, Dương Quốc Vương.

Hội đồng xét xử gồm 3 người, chủ tọa là thẩm phán Mai Văn Quang. Giữ quyền công tố tại tòa là kiểm sát viên Lê Tuấn Anh (Viện KSND TP Hà Nội). Có 9 luật sư tham gia phiên tòa, bào chữa cho các bị cáo, và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại.

Phiên tòa sơ thẩm này được TAND TP. Hà Nội mở trước đó (ngày 11.7), tuy nhiên, do 2 luật sư (có một luật sư của bị cáo Nguyễn Kim Hưng) có đơn xin hoãn phiên tòa và đã được chủ tọa chấp nhận, chuyển sang hôm nay.

Cũng tại phiên tòa trước, Hưng “kính” đã bật khóc khi gặp người thân.

Hưng “kính” và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: CN

Trao đổi nhanh với Lao Động trước thời điểm diễn ra phiên tòa, luật sư Đặng Xuân Cường, Trưởng Ban Hình sự, Công ty luật TAT Lawfirm người tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai bị hại trong vụ án cho biết, vụ án này liên quan tới nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt nổi lên vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý chợ Long Biên trong quản lý hoạt động của chợ.

"Khi giải quyết vụ án này, mặc dù cơ quan điều tra đã phát hiện ra nhiều sai phạm, nhưng lại không xử lý ngay trong vụ án, mà lại thực hiện hoạt động tách rút tài liệu, tách rút hành vi để xử lý sau.

Điều này có thể ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án thậm chí có nhiều khả năng dẫn tới tình trạng bỏ lọt tội phạm. Do vậy, đây sẽ là một trong hai vấn đề trọng tâm sẽ được chúng tôi làm rõ trong phiên tòa tới này", luật sư Cường cho hay.

"Chèn ép" tiểu thương bằng... cá thối

Theo cáo trạng, để trục lợi cá nhân, dưới danh nghĩa nhân viên tổ bốc xếp số 2, Nguyễn Kim Hưng đã chỉ đạo đàn em là Dương Quốc Vương, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long sử dụng các thủ đoạn chèn ép, đe dọa bắt các hộ tiểu thương trong chợ Long Biên phải nộp tiền bảo kê dưới dạng tiền mua “lốt” xe.

Chị Nghiêm Thúy Nga (SN 1981, Hà Nội) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (SN 1972) kinh doanh hoa quả, ký 4 hợp đồng thuê ki ốt tại chợ Long Biên để sử dụng 6 ki ốt bán hàng.

Trong quá trình hoạt động, Hưng “kính” tự ý thông báo với chị Nga, anh Hà là Ban Quản lý chợ Long Biên giao cho Hưng toàn quyền giải quyết các vấn đề tại bãi hải sản, trong đó có quyền bán chỗ đỗ xe gây quỹ Công đoàn, nếu chị Nga muốn có chỗ đỗ xe, yên ổn làm ăn trong chợ thì phải nộp cho nhóm của Hưng 100 triệu đồng một năm.

This browser does not support the video element.

Hưng “kính” khóc tại tòa.

Song, đến khoảng tháng 8.2017, Hưng "kính" chỉ đồng ý cho chị Nga một chỗ đỗ xe. Thấy việc này có thể ảnh hưởng đến làm ăn, chị Nga thông báo với Nguyễn Kim Hưng nếu chỉ có 1 chỗ đỗ xe thì sẽ không chấp nhận trả tiền “bảo kê” hàng tháng.

Hưng "kính" cho rằng đây là thái độ chống đối nên chỉ đạo đàn em phá rối, không cho ki ốt của chị Nga yên ổn làm ăn.

Hưng "kính" dùng các thủ đoạn như đuổi không cho xe ôtô của chị Nga đỗ, cho nhân viên lái xe đỗ chắn trước ki-ốt, kéo cá thối để cạnh ki-ốt của chị Nga, đuổi không cho nhân viên của vợ chồng chị Nga bốc dỡ hàng hóa.

Không chịu được uất ức, chị Nga đã chỉ đạo nhân viên bí mật ghi hình, ghi âm những hành động bảo kê, trấn lột ngang ngược của nhóm đàn em Hưng “kính” và tố cáo lên cơ quan công an.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn