MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tang vật cảnh sát thu giữ khi triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: cơ quan Công an

Làm giả giấy tờ - hành vi nguy hiểm cho xã hội

Nguyên Đông Dũng LDO | 31/08/2020 08:51
Việc làm giả giấy tờ không thể dừng lại ở việc xử lý hành chính vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu nhẹ tay có thể sẽ bỏ lọt tội phạm. 

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng C02, Bộ Công an: Khi công chứng phải có bản gốc để đối chiếu 

Các loại giấy tờ giả thường được sử dụng trong tuyển sinh, tuyển dụng nhân sự, giấy tờ nhà đất... Vì vậy, khi công chứng phải có bản gốc để đối chiếu.

Các loại giấy tờ giả thường được sử dụng trong tuyển sinh, tuyển dụng nhân sự. Vì vậy, khi công chứng thì cần phải có bản gốc để đối chiếu. Một sinh viên ngoài bằng đại học còn phải có nhiều giấy tờ khác như bảng điểm của 4-5 năm đại học, nhận xét trong quá trình học tập…

Một số cửa hàng cầm đồ, hoạt động tài chính các loại giấy tờ, bằng cấp thì pháp luật nên có quy định loại giấy tờ nào mới được phép cầm cố.

Với cơ quan công chứng, theo ông Hà, trong quy trình công chứng đã có những quy định chặt chẽ. Nếu làm đúng quy trình thì các đối tượng có giấy tờ giả không thể công chứng được. Chẳng hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi chuyển dịch trên hệ thống mạng đều có giấy đó cấp cho ai. Khi dịch vụ công kết nối điện tử thì các công chứng viên khai thác triệt để sẽ hạn chế được việc công chứng phải giấy tờ giả.

Luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty Luật Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội): Cần tăng nặng và xử lý hình sự

Việc làm giả giấy tờ không thể dừng lại ở việc xử lý hành chính vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu nhẹ tay có thể sẽ bỏ lọt tội phạm. Do đó cần tăng nặng và xử lý hình sự để hạn chế vấn nạn làm giấy tờ giả. 

Để quản lý toàn diện, các chuyên gia kiến nghị Bộ TNMT nên giao việc in sổ đỏ cho các tỉnh, thành phố phát hành theo mẫu đã đưa ra để tránh thất lạc trên đường vận chuyển đối với sổ đỏ là loại giấy tờ hay bị làm giả để lừa đảo.

Đồng thời, các công chứng viên phải tự trau dồi và nâng cao nghiệp vụ. Ngoài kinh nghiệm và kiến thức hành nghề, các công chứng viên cũng cần sử dụng các công cụ hỗ trợ trong khi kiểm chứng văn bản, giấy tờ cần công chứng.

Mặt khác, các cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận các hồ sơ, giấy tờ công chứng hoặc các cá nhân khi tham gia các giao dịch bằng các hợp đồng công chứng, cần yêu cầu bản chính để so sánh. Đặc biệt, đối với các giao dịch hợp đồng có giá trị lớn, cần phải xác minh kỹ thông qua các kênh thông tin như khu phố, tổ dân phố, cư dân xung quanh để không rơi vào cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”. 

Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư Hà Nội): Người dân cần chủ động

Trước vấn nạn sổ đỏ giả xuất hiện nhiều như hiện nay, người dân khi thực hiện mua bán nhà đất nên nộp hồ sơ mua bán tại các cơ quan có thẩm quyền (văn phòng đăng ký giao dịch đảm bảo nhà đất) tại các địa phương để xác định rõ nội dung, thẩm định tính chính xác của sổ đỏ. Giao dịch như vậy đồng nghĩa với việc người dân phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế trước bạ, thuế thu nhập. Cơ quan chức năng nên sớm tuyên truyền, phổ biến các dấu hiệu nhận biết đơn giản bằng mắt thường để người dân có thể phân biệt các loại giấy tờ nhà đất giả, từ đó, hạn chế rủi ro trong giao dịch. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn