MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Luật sư mách nước ứng xử khi bị hắt mắm tôm, khủng bố đòi nợ

Việt Dũng LDO | 12/07/2020 13:27

Vừa qua có vụ hắt mắm tôm, chất bẩn vào nhà con nợ để khủng bố, đòi tiền. Việc đòi nợ này có thể dẫn hậu quả, con nợ phản ứng bằng cách chống trả, thậm chí đâm chết cả vợ chồng chủ nợ như vụ Điện Biên. 

Luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty Luật Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay, trong trường hợp này, người đi vay cần có cách ứng xử để tránh vướng lao lý, gây hậu quả.

Trước tiên, theo luật sư, người đi vay phải xác định việc cần thiết trong vay mượn. Theo góc độ chủ quan tiên lượng mình có khả năng trả nợ.

Người đi vay cần xác định, có thể xảy ra rất nhiều rủi ro; làm ăn, kinh doanh thuận lợi thì không có vấn đề gì, trả đúng hạn; còn không thuận lợi thì việc trả nợ có thể bị trễ. Trở thành câu chuyện là mất uy tín.

Thế chủ động của người đi vay bao giờ cũng phải xác định, việc đầu tiên là việc mượn tiền có cần thiết cho mình hay không và có khả năng trả nợ hay không.

Khi có thể, nên vay bạn bè, cá nhân hay một tổ chức nào đó, mà mình hứa với người ta được thời hạn trả thì phải giữ uy tín.

Thứ hai, đi vay thì phải lựa chọn mối quạn hệ có thể là anh em, bạn bè, người thân, hệ thống ngân hàng. Khi anh em, người thân không có, lúc đó mới nghĩ đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng, theo một trình tự hợp pháp.

Luật sư cho rằng, không nên vay ở những công ty tài chính, hiệu cầm đồ, băng nhóm tín dụng đen. Bởi những nơi này, họ đều cho vay lãi cao.

Theo ông, những nơi vay này có thể dẫn đến rủi ro rất cao. Khi đó, khả năng trả nợ là không có.

Với những trường hợp đi vay, ngay cả bạn bè, họ có mối quan hệ ngoài xã hội không thể biết được. Họ có thể thuê các băng nhóm, công ty đòi nợ thuê để buộc mình phải trả nợ.

Theo ông Long, khi vướng vào tình huống bị hắt mắm tôm, khủng bố, điều đầu tiên, người nợ cần thực sự phải tỉnh táo, bình tĩnh và phải liên hệ trực tiếp với người cho vay. Khi ấy, người vay cần phải làm việc rõ nét về thời hạn trả nợ, thanh toán khoản tiền, để tránh mất uy tín.

"Khi đó, bạn cần khôn khéo trong quá trình thương thảo, thỏa thuận hoãn, giãn, trả chậm", luật sư nói.

Ngoài ra, khi nhóm đòi nợ thuê đến ép, khống chế, thì nên tìm mọi cách hoãn binh. Sau đó, người vay có thể tham vấn một luật sư để được chỉ ra các kỹ năng giải quyết bài toán đó.

Khi người ủy quyền có dấu hiệu như thế (băng nhóm đến nhà đe dọa, khủng bố...) theo luật sư nên có một thông báo gửi chính quyền, địa phương. Nội dung trình bày lại sự việc hoàn cảnh: Tôi có đi vay như thế và hiện nay có dấu hiệu của mối quan hệ đe dọa từ tin nhắn...

Điều này để cơ quan chức năng, lực lượng công an tại địa phương kịp thời nắm bắt được thông tin để sau này tránh được các trường hợp, sự cố rủi ro.

Điều nữa, cho dù ở góc độ nào thì việc vay mượn với nhau chỉ là quan hệ dân sự. Vì vậy, phải trân trọng người đã cho mình vay tiền.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn