MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nương rẫy trồng cây cần sa của một hộ gia đình ở Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) bị Công an phát hiện. Ảnh: T.X

Người trồng cây cần sa bị xử lý thế nào?

Việt Dũng LDO | 20/04/2021 14:01
Trồng cây cần sa bị cấm theo Luật Hình sự bởi loại cây này là nguyên liệu đầu vào quan trọng bậc nhất cho việc sản xuất ma túy.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng ở nhiều địa phương phát hiện người dân trồng cây cần sa, để khô đem bán hoặc bán cần sa tươi.

Thậm chí, cần sa còn được pha vào trà sữa để đem bán như vụ việc bị phát hiện ở Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Theo luật sư Nguyễn Văn Tiến (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy là vi phạm vào Điều 247, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu trồng các loại cây trên với số lượng lớn (3.000 cây trở lên), người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự, mức phạt tù tới 7 năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn