MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị bắt tạm giam. Ảnh: Công an cung cấp

Quy định về kiến nghị không giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng

Nam Dương LDO | 22/02/2023 11:18

Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng, bị can bị khởi tố về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân), đã có đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM, kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình vì cho rằng, bà Hằng đủ năng lực hành vi.

Ông Tuấn cũng khẳng định, tình trạng sức khỏe của mẹ mình trước khi bị bắt tạm giam và hiện tại chỉ bị mắc các bệnh như cao huyết áp, rối loạn lo âu, rối loại lipid máu.

Trong đó, bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh lý về thần kinh nhưng không làm ảnh hưởng đến nhận thức và bà Hằng hoàn toàn làm chủ hành vi của bản thân.

Cũng theo ông Tuấn, kể từ khi bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam từ ngày 24.3.2022 đến nay, ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) và luật sư nhiều lần gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát trưng cầu giám định tâm thần đối với mẹ ông, với lý do đây là tình tiết để bảo lãnh và giảm nhẹ cho bà Phương Hằng.

Câu hỏi đặt ra, ông Tuấn có quyền kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình không? Và ai có thẩm quyền trưng cầu giám định?

Luật sư Trần Phi Đại – Đoàn Luật sư TPHCM – cho biết, Khoản 1, Điều 205 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về trưng cầu giám định như sau:

Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Khoản 1, Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:

1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Như vậy, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo những quy định trên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn