MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Luật sư Phạm Ngọc Minh (đứng) phát biểu tại buổi họp báo của bà Nguyễn Thị Luật (ngoài cùng bên phải).

Sau ông Nguyễn Minh Mẫn, công dân thứ hai đứng ra chủ trì buổi họp báo

Dung Hà LDO | 07/11/2017 06:00
Sau ông Nguyễn Minh Mẫn, ngày 10.11, bà Nguyễn Thị Luật (SN 1938, trú tại phường Ngô Quyền, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã đứng ra chủ trì buổi họp báo liên quan đến những tranh chấp tài sản bị cưỡng chế, thi hành án năm 2016. Cuộc họp báo chưa được Sở Thông tin & Truyền thông cấp phép.

Theo đó, gia đình bà Luật đã ủy quyền cho Công ty Luật TNHH Everest đứng ra tổ chức họp báo với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí.

Theo ông Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty luật TNHH Everest, ngày 19.10, công ty luật đã gửi công văn đề nghị được tổ chức họp báo tới Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (qua đường bưu điện).

Ngày 23.10, 25.10 và 27.10, công ty đã trực tiếp nộp (thông qua đại diện theo ủy quyền) các văn bản, tài liệu theo yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội.

Thư mời họp báo của bà Nguyễn Thị Luật.

Tuy nhiên, ngày 30.10, phía luật sư chỉ nhận được công văn trả lời số 2184/STTTT- BCXBTT của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội rằng: “Nội dung bà Nguyễn Thị Luật đề nghị thông tin tại buổi họp báo đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Căn cứ Luật Báo chí năm 2016, việc bà Nguyễn Thị Luật đề nghị tổ chức họp báo là không phù hợp với quy định của việc họp báo”.

Ông Minh nói: "Chúng tôi khẳng định đây là những căn cứ không được quy định tại khoản 6 Điều 41 Luật Báo chí, cụ thể: “Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này”.

Do đó, công ty luật đã có khiếu nại và gửi đề nghị họp báo lần thứ hai, được Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội tiếp nhận vào ngày 3.11. Cho đến thời điểm hiện tại, phía công ty luật không nhận được thông tin nào khác từ Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội. "Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Báo chí, chúng tôi tiến hành họp báo, cụ thể: “Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại Khoản 3 Điều này; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo” - ông Minh nói.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Luật - người đứng ra chủ trì buổi họp báo cho biết: "Tôi rất bức xúc trước quyết định của TAND Tỉnh Bắc Giang nên đã nhờ đến luật sư tư vấn tổ chức họp báo để thông tin rộng rãi đến các cơ quan báo chí và TAND tối cao để sớm giải quyết cho gia đình tôi".

Trước đó, vào ngày 15.10, ông Nguyễn Minh Mẫn (quyền Vụ trưởng vụ III, Thanh tra Chính phủ) đã được sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đồng ý cho tổ chức họp báo với tư cách cá nhân để cung cấp thông tin việc ông Mẫn bị cho là xúc phạm báo chí.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn