MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cước điện tử được tích hợp trên ứng dụng VNeID. Ảnh: Bộ Công an

Tiện ích cực lớn của căn cước điện tử

Quang Việt LDO | 12/03/2024 08:14

Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, trong đó có quy định về căn cước điện tử sẽ thay thế nhiều loại giấy tờ khi làm thủ tục hành chính.

Từ ngày 1.7.2024, Luật Căn cước có hiệu lực sẽ tạo thuận tiện cho người dân trong các giao dịch hành chính.

Mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử và có giá trị sử dụng trong nhiều trường hợp.

Tại khoản 17, Điều 3 Luật Căn cước quy định, căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Căn cước điện tử gồm các dữ liệu: Danh tính điện tử, các thông tin về nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, nhóm máu, số chứng minh nhân dân 9 số, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, thông tin nhân dạng, nghề nghiệp...

Đáng chú ý, những thông tin như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… sẽ được tích hợp vào căn cước điện tử theo đề nghị của công dân. Các thông tin này phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Về giá trị sử dụng, Điều 33 Luật Căn cước nêu rõ, căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử. Mục đích để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Khi giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công hay thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin có trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Bộ Công an cho biết, Căn cước điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của người dân. Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước;

Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Hiện nay, hệ thống định danh và xác thực điện tử được thiết kế có thể đáp ứng được 180 triệu lượt truy cập/ngày vào ứng dụng VNeID.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn