MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đơng phương ngưng cung cấp dịch vụ giáo dục, trường “quốc tế” Đà Nẵng vẫn thắng kiện. Ảnh: Thuỳ Trang

Toà án bác đơn của phụ huynh kiện Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng

THUỲ TRANG LDO | 04/06/2020 16:03
Ngày 4.6, sau 2 ngày xét xử, Toà án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã bác đơn khởi kiện của ông Nguyễn Văn T. (50 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), phụ huynh của một học sinh bị Chi nhánh trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng đơn phương cho nghỉ học.

Theo nội dung đơn khởi kiện, con trai ông Nguyễn Văn T.  là cháu Nguyễn X.B. (sinh năm 2013) đã theo học tại Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng, chi nhánh công ty CP Kinderworld Việt Nam từ nhiều năm.

Tuy nhiên, đến năm 2019, khi cháu B. chuẩn bị vào cấp 1, ông T. nhận được hai văn bản đăng ký nhập học của nhà trường có đề cập các khoản phí đặt cọc, ghi danh, giữ chỗ… Phí đặt cọc là 8 triệu đồng.

 Toà án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng bác đơn kiện của ông T. Ảnh: Hồ Văn

Nhận thấy khoản phí này không hợp lý, nhưng do thời gian nhập học của con đã cận kề nên ông T vẫn chấp nhận đóng tất cả số tiền để hoàn tất hồ sơ.

Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, ông T. cũng bày tỏ qua điểm không đồng ý với khoản thu phí trên, đồng thời yêu cầu đối thoại với nhà trường.

Đến cuối tháng 7.2019, ông T. nhận được thông báo của nhà trường với nội dung: "Nếu phụ huynh không chấp nhận phí đặt cọc, nhà trường sẽ không cung cấp dịch vụ giáo dục, đồng thời sẽ hoàn lại học phí". Trong khi đó, giữa ông T. và nhà trường vẫn chưa giải quyết được tranh chấp về khoản thu phí đặt cọ, thế nhưng với thông báo này, cháu B. buộc phải chuyển trường ngay lập tức.

Sau đó, phía công ty CP Kinderworld Việt Nam nhiều lần chuyển tiền lại cho ông T. nhưng ông này không chấp nhận và có đơn khởi kiện đơn vị này.

Tại toà, bà Trần Công Minh Hữu - Giám đốc Chi nhánh trường quốc tế Siengapoer tại Đà Nẵng biện giải rằng, khoản tiền này được sử dụng để yêu cầu phụ huynh bồi thường nếu các cháu học sinh làm hư hỏng đồ đạc. 

Qua xem xét toàn bộ tài liệu có tại hồ sơ, Hội đồng xét xử nhận định, việc ký văn bản về cung cấp dịch vụ giáo dục giữa ông Tuấn và Trường Quốc tế Singapore tại Đà Nẵng chi nhánh Công ty cổ phần KinderWorld Việt Nam là thỏa thuận dân sự do ý chí tự nguyện giữa ông T. với trường nên khi phụ huynh đã ký kết văn bản thì phải thực hiện. 

Hội đồng xét xử cho rằng phía Công ty cổ phần KinderWorld sau đó đã chuyển trả tiền số tiền ông T. nộp cho nhà trường nhưng ông T. không nhận nên việc yêu cầu Công ty cổ phần KinderWorld bồi thường tiền tổn thất và buộc công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng là không cơ sở để xác nhận. 

Từ những nhận định trên, HĐXX đã tuyên bác đơn khởi kiện yêu cầu tiếp tục cung ứng dịch vụ, đòi lại tiền cọc và yêu cầu bồi thường tiền thiệt hại hợp đồng giữa ông T. và Công ty cổ phần KinderWorld.

Trong khi đó, trao đổi sau phiên xét xử, ông T. cho rằng, việc Chi nhánh trường quốc tế Singapore bất ngờ cho cháu B. nghỉ học là hành động thiếu nhân văn, không phù hợp với môi trường giáo dục.

Trước những bức xúc trên, ông T. cho biết sẽ có đơn kháng cáo gửi Toà án nhân dân TP Đà Nẵng.

Từ năm 2019, nhiều phụ huynh đang có con học lớp mầm non tại trường quốc tế Singapore chi nhánh Đà Nẵng đã có đơn thư gửi các cơ quan báo chí, phản ánh việc Công ty  CP Kinderworld Việt Nam - đơn vị đầu tư và quản lý trường hiện có khoản thu phí đặt cọc với mục đích mơ hồ, lúc thì nói là để phòng khi các cháu nghỉ học khiến nhà trường bị thiệt, lúc lại nói để sử dụng khi các cháu làm hỏng đồ đạc. Phóng viên sau đó đã nhiều lần liên hệ làm việc với nhà trường nhưng đơn vị này mới chỉ liên tục hẹn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn