MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân Hà Nội đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Ảnh: D.T.

Trường hợp nào không phải mang giấy tờ gì khi làm căn cước công dân?

Việt Dũng LDO | 14/03/2021 11:54
Công an TP. Hà Nội cho hay khi người dân có "giấy mời" thì đến các điểm cấp thẻ căn cước công dân gắn chip không cần mang một loại giấy tờ nào khác.

Theo một cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Hoàn Kiếm, "giấy mời" thay cho tất cả các loại giấy tờ khác.

Cán bộ này giải thích, trước khi Công an Hà Nội ra quân cấp thẻ căn cước công dân gắn chip lưu động, cảnh sát khu vực đã đến từng hộ dân để lấy thông tin cá nhân.

Các trường hợp này được ưu tiên, thứ nhất có hộ khẩu thường trú tại địa bàn, cư trú trong một thời gian dài; thứ hai những người đó đến thời điểm phải đổi (khung tuổi đổi 25, 40 và 60); thứ 3 là nhóm các cháu từ đủ 14 tuổi chưa làm căn cước công dân bao giờ.

Sau khi lấy thông tin cá nhân của họ, cán bộ công an đưa lên dữ liệu dân cư và phát giấy mời.

Theo đó, công dân có giấy mời làm thủ tục cấp căn cước công dân, không phải mang theo bất kì giấy tờ gì khác.

Khi tới các điểm cấp căn cước công dân gắn chip, người dân chỉ mất vài phút với các bước sau.

Bước 1: Công dân mang theo giấy mời đến bàn tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Công dân đến bàn thu nhận thông tin để cán bộ tả nhận dạng, thu nhận vân tay (vân tay lăn) và ảnh chân dung vào phần mềm căn cước công dân.

Bước 3: Công dân kiểm tra thông tin của mình trong phiếu DC02, sau đó nộp lại cho cán bộ thu nhận.

Bước 4: Đăng ký và nộp phí dịch vụ trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu.

Bước 5 : Thu lệ phí đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại căn cước công dân theo quy định của Bộ Tài chính.

Bước 6: Công dân nhận căn cước công dân và xuất trình CMND 9 số/12 số để cán bộ xử lý theo quy định (đối với CMND 9 số/12 số rõ nét thì cán bộ sẽ cắt góc và trả lại cho công dân; đối với CMND 9 số/12 số hỏng, mờ thông tin thì cán bộ sẽ thu, hủy theo định).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn