MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin: Có hay không một đường dây bảo kê cho doanh nghiệp?

Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin: Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh vào cuộc

VĂN THÀNH CHƯƠNG LDO | 02/08/2022 14:06

Điện Biên - Vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin đã xảy ra hơn 1 năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra đươc kết luận. Mới đây, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Điện Biên đã đưa vụ án này vào diện chỉ đạo, theo dõi.

Vụ án phức tạp "có dấu hiệu tiêu cực"

Tháng 7.2021, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin. Đây là vụ phá rừng trái pháp luật có tính chất nghiêm trọng, có quy mô, có tổ chức.

Ngay sau đó, đoàn công tác của UBND tỉnh Điện Biên đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trường và làm việc với chính quyền huyện Tuần Giáo. Tại đây, ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm - khẳng định "vụ phá rừng có dấu hiệu hình sự".

Ngày 20.9.2021, ông Hà Lương Hồng đã ký Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Sau đó vụ án được giao cho Công an huyện Tuần Giáo trực tiếp điều tra.

Đến ngày 20.1.2022, cơ quan điều tra xin gia hạn đến 20.5.2022, sau đó là quyết định tạm đình chỉ điều tra... Đến nay, sau hơn 10 tháng có quyết định khởi tố thì vụ án phá rừng vẫn rơi vào bế tắc. Nguyên nhân được cho là giữa các cơ quan tố tụng chưa thống nhất được quan điểm!

Hiện trường vụ phá rừng, nơi doanh nghiệp tập kết và sơ chế gỗ.

Phóng viên Báo Lao Động đã có buổi làm việc với Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Điện Biên về vụ việc này. Vị lãnh đạo cho biết, hiện vụ án đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

"Đây là vụ án có tính chất phức tạp, có dấu hiệu tiêu cực đã được báo chí phản ánh và được dư luận đặc biệt quan tâm. Do vậy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo" - vị lãnh đạo khẳng định.

Về hướng xử lý tiếp theo, vị lãnh đạo này cũng cho biết: "Tại cuộc họp gần nhất diễn ra vào giữa tháng 8.2022 tới đây, Ban chỉ đạo sẽ nghe các cơ quan tố tụng báo cáo cụ thể về các nội dung liên quan để có hướng chỉ đạo".

Nhiều phương tiện máy móc hiện đại được huy động để chặt hạ, sơ chế gỗ và vận xuất ra khỏi rừng.

Dư luận đặc biệt quan tâm

Một vụ phá rừng nghiêm trọng diễn ra công khai trong suốt 3 tháng, có quy mô, có tổ chức; nhiều phương tiện máy móc hiện đại cũng đã được huy động để chặt hạ nhiều hecta rừng thông đang xanh tốt.

Chính quyền "không biết nói gì", kiểm lâm "bất lực", doanh nghiệp "tự tung tự tác"... Hoạt động khai thác chỉ dừng lại khi báo chí vào cuộc, phản ánh. Ngay sau đó, khi cơ quan chức năng chính thức xuất hiện thì hầu hết các phương tiện máy móc đã được tẩu tán khỏi hiện trường!

Trong quá trình phóng viên tìm hiểu về vụ phá rừng trên đỉnh Pha Đin, người dân và doanh nghiệp đều cho rằng, văn bản số 2249 của Sở NNPTNT là "cho phép" khai thác. Đáng chú ý là văn bản này huyện không biết, xã cũng không biết vì nó được gửi thẳng cho các hộ dân.

Văn bản số 2249/SNN-CCKL, ngày 17.11.2020 của Sở NNPTNT Điện Biên.

Đó là văn bản số 2249/SNN-CCKL, ngày 17.11.2020 của Sở NNPTNT Điện Biên về việc “Hướng dẫn trình tự, thủ tục khai thác gỗ rừng trồng phòng hộ do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu theo kiến nghị của cử tri xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo”.

Nhờ có văn bản này mà doanh nghiệp khai thác gỗ đã lợi dụng, coi là “giấy phép” để ngang nhiên chặt hạ rừng trái pháp luật trong hơn 3 tháng cho đến khi báo chí vào cuộc!

Hiện dư luận đang đặt ra nhiều dấu hỏi, vì sao một vụ án phá rừng rất rõ ràng mà phải mất hàng năm trời nhưng vẫn chưa kết luận? Vì sao một vụ án về vi phạm "lâm luật" mà Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải vào cuộc?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn