MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Xác minh chủ tài khoản ảo, điều tra nguồn tiền ủng hộ COVID-19 về đâu

THANH TUẤN LDO | 13/08/2021 15:17

Thời gian qua, tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, một số chủ tài khoản mạng xã hội kêu gọi ủng hộ tiền, trang thiết bị y tế để hỗ trợ lực lượng phòng chống dịch COVID-19. Cơ quan chức năng cảnh báo người dân nên cảnh giác, để tránh bị lừa đảo.

Ngày 13.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai - cho biết, liên quan đến việc một vài cá nhân kêu gọi ủng hộ một bệnh viện trên địa bàn, Sở đã có văn bản kiến nghị cơ quan công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.

Theo ông Hùng, việc xác minh có đúng là một số cá nhân sử dụng mang xã hội kêu gọi ủng hộ vật tư y tế, rồi dùng nguồn kinh phí đó vào mục đích thiện nguyện hay không (?).

Đồng thời cơ quan chức năng sẽ làm rõ, số tiền ủng hộ của người dân và từ cộng đồng mạng gửi vào chủ tài khoản kêu gọi là bao nhiêu. Liệu có hay không trường hợp kêu gọi biển thủ hoặc sử dụng kinh phí hỗ trợ sai mục đích.

Người dân nên cảnh giác việc nhiều chủ tài khoản ảo, tự phát kêu gọi hỗ trợ tiền, vật tư y tế chống dịch. Ảnh T.T

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cũng khuyến cáo người dân thận trọng với việc kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội. Nên tiếp nhận thông tin từ các nguồn chính thống hoặc nếu hỗ trợ quỹ COVID-19 thì người dân nên đến trực tiếp tại trụ sở các đơn vị, đoàn thể, cơ quan Nhà nước.

Mới đây, đại diện Bệnh viện 331 (Bệnh viện điều trị COVID-19 cơ sở 3) cho hay, vừa qua có một số cá nhân đăng trên mạng xã hội Facebook, mang danh nghĩa Bệnh viện điều trị COVID-19 kêu gọi ủng hộ tiền, quần áo bảo hộ, khẩu trang.

Hiện tại, một số cơ quan, ban, ngành, cá nhân đã ủng hộ trực tiếp đến bệnh viện. Việc tiếp nhận đồ ủng hộ được quản lý, phân phối minh bạch và công khai. Bệnh viện không có chủ trương kêu gọi các cá nhân quyên góp, như một số trang Facebook đã đăng tải trong thời gian qua.

Còn tại tỉnh Kon Tum, một số cá nhân lập ra tài khoản ảo, đăng lên các nhóm, hội những bài viết manh tính chất cảm động, thương tâm. Tuy nhiên câu chuyện lại không đúng sự thật hoặc câu chuyện ở địa phương khác, được thay đổi địa chỉ, thêm thắt, chỉnh sửa. Mục đích của nhóm đối tượng là để "câu view, câu like", khi người dân và cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ thông tin giả khiến dư luận bất an, nhóm đối tượng tìm cách trục lợi từ việc kêu gọi hỗ trợ từ thiện không đúng địa chỉ.

Bà Mai Thoan - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum- cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi đến các Sở ngành, địa phương yêu cầu cảnh giác trước những thông tin, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng mạo danh từ thiện trên mạng xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn