MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại diện VKS Quân sự QCHQ trong phần luận tội: Ảnh: Thông tấn quân sự.

Xét xử cựu Thứ trưởng: Bản chất vụ thôn tính đất quốc phòng là chiếm đoạt

Việt Dũng LDO | 21/05/2020 11:28
Viện Kiểm sát quân sự Quân chủng Hải quân (QCHQ) cho rằng Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt, Vũ Thị Hoan thực hiện hành vi phạm tội thâu tóm đất quốc phòng trong thời gian dài.

Sáng 21.5, tranh luận với các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo ở hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VKS Quân sự QCHQ nói trong những ngày qua đã nghe kỹ và tổng hợp các ý kiến tại tòa.

Trước đó, các luật sư bào chữa nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” khẳng định các bị cáo không phạm tội này, bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”) không phải là chủ mưu…

Theo VKS, là cơ quan tố tụng nhưng cũng thấy rất đau lòng, bản thân là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa buộc tội nhưng cũng vừa gỡ tội cho các bị cáo, bảo đảm khách quan, trung thực.

Về ý kiến của luật sư đề nghị xem xét vai trò của Hoan trong vụ án, VKS khẳng định bị cáo Hoan là người thực hành, không phải là người giúp sức.

VKS truy tố Hoan ở khung hình phạt khởi điểm 12 năm, cao nhất tới tù chùng thân. Song cơ quan công tố đã xem xét để đề nghị mức án với Hoan chỉ là 7-9 năm. “Việc đề nghị dưới khung hình phạt là chúng tôi đã xem xét hết sức cụ thể”, đại diện VKS nói.

Cơ quan công tố nói rằng, còn muốn xem xét giảm xuống mức thấp nữa nhưng còn đánh giá toàn bộ hành vi của Hoan, Hệ và Diệt thì thấy, bản chất đây là chiếm đoạt – “hành vi chiếm đoạt khu đất số 7-9 là rất rõ”.

Nhấn mạnh việc luận tội đưa ra ngày hôm qua với nhóm 3 bị cáo này, VKS cho rằng có căn cứ, đúng pháp luật và đánh giá khách quan, toàn diện, vừa có tình, lại có lý.

Việc các luật sư bào chữa cho bị cáo Diệt trình bày thân chủ không phạm tội, VKS khẳng định Hệ, Diệt, Hoan thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài theo chuỗi, nếu tách hành vi của bị cáo Diệt ra thì đúng là không phạm tội. Nhưng phải khẳng định, Diệt có vai trò điều hành nhiều công ty, trong đó có Công ty Yên Khánh dưới sự chỉ đạo của Hệ.

“Hành vi của Diệt là chuỗi các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, VKS nói.

Ngoài ra, VKS cũng đối đáp lại ý kiến của luật sư về việc Diệt chỉ là người làm công ăn luơng, vai trò hạn chế. Theo VKS, năm 2008 Diệt được Hệ cho vào làm tại Công ty Đức Bình và những công ty khác của Hệ. Việc này, VKS nói chính bị cáo Diệt đã khai tại cơ quan điều tra và tại tòa.

“Bị cáo trực tiếp quyền sử dụng đất từ Công ty Hải Thành sang Công ty Yên Khánh Hải Thành, ký thế chấp đất số 7-9 đảm bảo cho Công ty Yên Khánh vay 52 tỉ đồng để mua bất động sản khác”, VKS cho biết và khẳng định, bị cáo làm công ăn lương làm sao có thể đi ký những thứ đó được.

Hôm qua (20.5), một số luật sư bào chữa cho bị cáo Hệ, đưa ra chứng cứ thể hiện Công ty Yên Khánh trước khi ký kết với Công ty Hải Thành (thuộc QCHQ), đã có nhiều dự án thực, chứ không phải “ma”. Điều đó thể hiện Yên Khánh có năng lực tài chính.

“Công ty Yên Khánh năm 2005-2006 vốn điều lệ chỉ có 1,7 tỉ đồng, trong khi dự án liên doanh liên kết lớn như vậy thì liên doanh sao?”, VKS đặt câu hỏi. Thực tế, tại tờ trình số 10 của Công ty Yên Khánh gửi QCHQ nói đang thực hiện 7 dự án, nhưng cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng khẳng định các dự án này là không có thật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn