MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Ai được đề nghị áp dụng nguyên tắc có lợi theo bộ luật mới?

CAO NGUYÊN LDO | 11/01/2018 19:37

Áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội nên hành vi tham ô của ông Thanh, Khánh và 8 người khác được xét xử theo điểm a điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ 1.1.2018). 

Chiều nay, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo khác đã chuyển sang phần luận tội. Đại điện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Không như 3 ngày trước đó, chiều ngày 11.1, phiên tòa bắt đầu vào xử muộn hơn 1 giờ đồng hồ. Đúng 14h30 phút, đại diện VKS đọc bản luận tội và đề nghị mức án.

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án 14-15 năm tù. VKSND Tối cao cáo buộc ông Thăng đã có hành vi phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng", theo điều 165 Bộ luật Hình sự 1999.

Theo lời của đại diện VKS, ông Thăng bị cho rằng đã lợi dụng vị trí cao nhất của tập đoàn, dù biết PVC không đủ năng lực vẫn đề ra chủ trương, giao thầu cho công ty này. Ông chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai dẫn đến hơn một nghìn tỉ đồng bị sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, ông Thăng có nhiều thành tích nên có thể xem xét mức án.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT PVC, bị đề nghị 13-14 năm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và chung thân tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức hình phạt bị cáo Thanh bị đề nghị là chung thân...

Đại diện VKS nhận định, bị cáo Thanh đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC trái pháp luật để PVC nhận và sử dụng trái pháp luật tiền tạm ứng, gây thiệt hại kinh tế. Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ đạo cấp dưới rút tiền để chiếm đoạt, trong đó chiếm hưởng 4 tỉ đồng. “Cả 2 tội bị cáo phạm vào đều đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo bỏ trốn, không thành khẩn, quanh co chối tội. Bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là gia đình khắc phục một phần hậu quả. Tuy vậy, vẫn phải xử lý nghiêm bị cáo theo quy định của pháp luật” – người giữ quyền công tố nói về Trịnh Xuân Thanh.

Theo đại diện của VKS, việc VKSND Tối cao truy tố các bị cáo tội “Cố ý làm trái…” và “Tham ô tài sản” là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Vị đại diện này nói thêm, thực hiện Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ nghị quyết 41 ngày 20.6.2017 về việc áp dụng BLHS 2015 theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội thì hành vi “Tham ô tài sản” của các bị cáo trong vụ án được áp dụng theo Điểm a, Khoản 4, Điều 353 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2016, có hiệu lực thi hành ngày 1.1.2018.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn