MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cánh bướm bất chợt đậu trên đôi vai của Quỳnh, mới 20 tuổi. Quỳnh kể, ban đầu vào quân đội thì thấy vất vả và bỡ ngỡ, từ việc nghe kẻng, nghe còi phải hiểu hiệu lệnh nhưng khi đã quen thì thấy vui vì được sống cùng nhiều anh em, và cảm thấy tự hào vì

Người lính A Pa Chải

Dương Quốc Bình LDO | 08/10/2016 10:35
Được mệnh danh là “nơi một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe”, A Pa Chải nằm tại ngã ba biên giới của ba quốc gia: Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Do đây là khu vực nhạy cảm, giao thông khó khăn và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, Đồn Biên phòng A Pa Chải có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hai tuyến biên giới dài 37,5km. Trong đó, tuyên biên giới Việt Nam - Lào dài 18km với 7 mốc quốc giới và tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 19,5km với 8 mốc quốc giới và mốc ngã ba biên giới cực Tây của tổ quốc.

Đồn Biên phòng A Pa Chải cũng có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ cột mốc ngã ba biên giới. Đây cũng chính là điểm cực Tây của Việt Nam, toạ độ 22023’53”N -10208’51”E, nằm trên đỉnh núi Khoang La San. Cột mốc làm bằng đá granit, bề mặt của cột mốc về 3 hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy của mỗi quốc gia. Theo đường chim bay, khoảng cách từ Đồn Biên phòng A Pa Chải đến cột mốc chỉ khoảng 5km, nhưng bộ hành hơn 15 cây số với 7 tiếng băng rừng, vượt suối, bám vào thân cây, rễ cây để leo mới đến nơi. Đây là hành trình thử thách sức khỏe và cả ý chí đối với người thường, nhưng chỉ là một cuộc dạo chơi đối với các chiến sĩ biên phòng. Họ có thể đi không ngừng nghỉ, không cần uống nước và thần thái vẫn tươi tỉnh khi đến nơi. 
 Nơi đây, địa hình hiểm trở núi cao, Đồn Biên phòng A Pa Chải thường xuyên thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng đấu tranh ngăn chặn vượt biên trái phép, chống lấn chiếm biên giới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong địa bàn phụ trách là xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, với tổng số 298 hộ, 1.340 nhân khẩu. Số hộ nghèo chiếm 61%, dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu.

 Đời sống của cán bộ chiến sĩ còn gặp nhiều thiếu thốn về phương tiện cũng như cơ sở vật chất. Củi là nguồn nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt. Để khắc phục phần nào khó khăn về đời sống, chỉ huy đồn đã phát động đơn vị tranh thủ tăng gia sản xuất cải thiện đời sống.
 Một góc trong phòng ăn của đồn biên phòng.
 Các chiến sỹ không sử dụng tủ mà dùng balô để đảm bảo tính cơ động. Mọi quân tư trang đều nằm trong những chiếc balô này. 
 Cú đá cầu vồng của Hà, người dân tộc Thái. Không chỉ bảo vệ chủ quyền an ninh tổ quốc, các chiến sĩ còn tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra. Ngoài ra, bộ đội biên phòng cũng giúp bà con phát triển kinh tế nông nghiệp. Do vậy, thể lực và sức mạnh là những yếu tố vô cùng cần thiết của các chiến sĩ.
 Nước tắm cũng chính là nước suối. Mùa hè không sao, mùa đông mới là cực hình. Các chiến sĩ phải đun củi để tránh cái lạnh cắt da cắt thịt của núi rừng vùng cao Tây Bắc.
 Quang, tốt nghiệp Đại học Tây Bắc, chuyên ngành kỹ sư thực vật, tự nguyện nộp đơn xin tình nguyện tham gia quân đội, đang được đồng đội cắt tóc giúp. Quang kể, bố em cũng là lính biên phòng và em mong muốn được gắn bó cuộc đời theo nghiệp nhà binh.
 Thanh xà đơn được các chiến sĩ dựng lên để tập luyện và cũng để giải trí, thi xem ai lên xà nhiều hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn