MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Học sinh Trường IVS vui chơi trong trại hè 2015 "Con là người chiến thắng"

Nhốt con giữa đồng để…cai nghiện game

Lê Tuyết LDO | 10/07/2015 08:16
“Có một gia đình rất khá giả ở Sài Gòn, có một cậu con trai duy nhất. Cậu đi bộ đội, tốt nghiệp đại học, hơn 30 tuổi chỉ có niềm đam mê duy nhất là game. Sau khi thử đủ mọi cách cai game cho con nhưng không được, ông bà quyết định mua một mảnh vườn rộng ở huyện ngoại thành Củ Chi, bắt con trai ở đó, biệt lập với internet.
Phóng viên Báo Lao Động đã “đột nhập” Trường Nội trú IVS thuộc Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao (IVS) cơ sở TPHCM – nơi cai nghiện rất thành công của những học sinh cá biệt là “cao thủ làng game” trong nhiều năm qua.
Hậu quả của “để con phát triển tự do”

Chị 52 tuổi, anh hơn chị 20 tuổi. Theo lời chị thì vợ chồng chị muộn con vì “mãi kiếm tiền”, khi có được con rồi thì không dạy được. Bế tắc, tuyệt vọng là tâm trạng mà vợ chồng chị mang nặng suốt thời gian dài.

Hiếu – tên con trai chị, 16 tuổi, cao gần 1m8, mặt mũi sáng sủa nhưng chẳng trường học nào muốn nhận vì thuộc thành phần cá biệt. Chị bảo “tôi đưa con từ Canada về Việt Nam vì muốn con thụ hưởng văn hóa Á Đông, mọi chuyện vào khuôn phép nhưng chồng tôi lại muốn con được phát triển tự do, đề cao cái tôi cá nhân…”.

Hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. Con muốn gì bố cũng chiều. Hiếu muốn mua cái máy game, chị không đồng ý thì một hai ngày sau thấy anh mang về một cái máy đời mới nhất cho con.

Thấy Hiếu cắm mặt vào máy tính, chơi những trò chém nhau “chéo chéo” đến chóng mặt, chị cắt internet thì anh lại cho Hiếu tiền mua 3G. Chị đã tính đến chuyện thuê hacker về phá máy con, nhốt con lại, cách ly với bên ngoài… nhưng không cách nào có tác dụng!

   
Học sinh Trường Nội trú IVS luyện tập võ Vovinam 

Chị kể: “Con nghiện game, mê máy tính rồi trở nên lạnh lùng. Khi tôi bị bệnh phải đi nước ngoài điều trị, Hiếu không một lời hỏi thăm mà lại nhắn nhờ tôi mua một cặp loa đời mới để chơi gam, mix nhạc!

Đến lúc con thành con nghiện, chồng tôi nhận ra mình sai lầm thì đã quá muộn, mọi nỗ lực kéo con trở về với gia đình trở nên vô nghĩa”.

Nhốt con giữa đồng để…cai game

Chuyện của Hiếu, chuyện của chị cũng giống như chuyện của các học sinh đang theo học ở trường Nội trú IVS tại hai cơ sở Hà Nội, TP.HCM.

Thầy Đặng Lê Anh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Võ Việt Nam và Thể thao cho biết, từ khi thành lập năm 2009 đến nay, hàng năm, trường Nội trú IVS tiếp nhận hàng trăm em học sinh cá biệt trên toàn quốc, trong đó 70% là học sinh nghiện game ở nhiều mức độ khác nhau.

Có em học sinh mới chỉ mê chơi game vài tháng, có em nghiện game một đến hai năm, có em mê chơi game quên ăn, quên ngủ, không tắm rửa và cơ thể bị suy kiệt.

Phần lớn những em nghiện game lâu dẫn đến tình trạng rối loạn về hành vi và nhận thức. Các em bị lẫn lộn giữa cuộc sống đời thực và cuộc sống ảo trong game, sử dụng ngôn ngữ lẫn lộn, phản ứng gay gắt khi cha mẹ cấm cản không cho chơi game.

 
Tùy vào sở thích, năng khiếu, các em được lựa chọn học âm nhạc, hội họa... 

Hầu như các bậc phụ huynh vô cùng đau khổ và bất lực khi thấy những đứa con thông minh, học giỏi của mình ngày càng bị chìm sâu vào game, thay đổi tâm tính, không cách nào kéo ra được.

“Có một gia đình rất khá giả ở Sài Gòn, có một cậu con trai duy nhất. Cậu đi bộ đội, tốt nghiệp đại học, hơn 30 tuổi chỉ có niềm đam mê duy nhất là game. Sau khi thử đủ mọi cách cai game cho con nhưng không được, ông bà quyết định mua một mảnh vườn rộng ở huyện ngoại thành Củ Chi, bắt con trai ở đó, biệt lập với internet.

Cậu con trai không được chơi game online nhưng trong đầu lúc nào cũng tưởng tượng mình đang là anh hùng trừ gian diệt bạo, anh mang gậy ra đường đánh chém vào tất cả những gì anh ấy thấy. Nhốt con giữa đồng để cai game là cách làm sai lầm” – Thầy Đặng Lê Anh, chia sẻ.

(Còn nữa)

Kỳ 2:

Họ sinh nghiện game xin kết bạn với thầy qua facebook

 


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn