MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những nụ cười hồn nhiên, tinh khôi của trẻ em nơi biên giới khi biết được... chụp ảnh. Ảnh: Lê Phi Long

Nụ cười nơi biên giới

LÊ PHI LONG LDO | 28/08/2015 19:34
Xã biên giới Trường Sơn nằm về phía tây của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), cách trung tâm huyện hơn 70km đường rừng. Xã có hơn 900 hộ với gần 4.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 50%, tỷ lệ hồ nghèo toàn xã chiếm 52%.

Người dân nơi đây thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất ngô, sắn, đậu, lúa nước dọc theo các thung lũng, triền khe suối và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… nhưng chỉ với quy mô nhỏ, nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. 

Vào năm học, để kiếm con chữ, học sinh ở xã Trường Sơn ngày ngày phải bất chấp nguy hiểm vượt sông, qua suối để đến trường. Ông Nguyễn Văn Sĩ - Chủ tịch UBND xã Trường Sơn - cho biết, hiện cả xã có hơn 100 học sinh ở cả ba cấp (mầm non, tiểu học và THCS) phải lội suối đi học. Trong đó, nhiều nhất là ở bản cây Sú, bản Thượng Sơn, thôn Tân Sơn, thôn Liên Sơn… 

Ngày hè, trẻ em xã biên giới chỉ biết “hoang dã” với nắng gió để đùa vui dưới những nếp nhà tựa lưng vào chân núi. Những mái đầu vàng cháy, làn da đen sạm bởi nắng gió Trường Sơn như là một nét "đặc trưng" của trẻ em nơi đây...

Vào năm học, học sinh tại bản Thượng Sơn và thôn Liên Sơn (xã Trường Sơn) phải băng qua khúc sông này để đến trường. Ảnh: Lê Phi Long 

 

Ngày hè, người dân phải đến đây lấy nước về nhà để sinh hoạt vì không có nguồn nước sạch. Ảnh: Lê Phi Long 

 

 Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ là nguồn sống của người dân xã biên giới. Ảnh: Lê Phi Long

 

 Nụ cười hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em miền biên giới. Ảnh: Lê Phi Long

 

 Trẻ em xã biên giới đùa vui dưới những nếp nhà dưới chân núi... Ảnh: Lê Phi Long

 

 Với nắng và gió... Ảnh: Lê Phi Long

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn