MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

10 nguyên nhân đáng ghét gây hôi miệng, khiến bạn mất tự tin

Bảo Bình LDO | 22/11/2021 06:30

Hơi thở có mùi, hôi miệng khiến nhiều người bị mặc cảm trong giao tiếp và phần nào ngăn cản việc phát triển các mối quan hệ.

Uống rượu, bia: Một bữa tiệc vào buổi tối với những cốc bia, ly rượu là thú vui của nhiều người sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, thú vui này có thể khiến những người tiếp xúc với bạn ngày hôm sau cảm thấy kém vui hơn bởi hơi thở có mùi của bạn. Không giống như các loại nước, rượu làm khô miệng của bạn, hỗ trợ vi khuẩn gây hôi miệng, còn được gọi là chứng hôi miệng. Ngoài ra, đồ uống có chứa cafein, thuốc lá và đồ ăn cay cũng gây ra vấn đề này.
Không vệ sinh mặt sau lưỡi: Mặt sau của lưỡi là nơi vi khuẩn có xu hướng tụ tập. Vi khuẩn trong cổ họng, bên dưới lưỡi và mặt sau của lưỡi sẽ phá vỡ các protein bên trong miệng của bạn. Khi chúng hoạt động, chúng giải phóng các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.
Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang: Khi bị nhiễm trùng xoang, ban đầu bạn có thể không lưu tâm đến hơi thở. Nhưng đó có thể là điều đầu tiên mà những người xung quanh bạn nhận thấy. Cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và viêm phế quản là những nguyên nhân gây hôi miệng.
Vi khuẩn gây hôi miệng: Trong 80% đến 90% trường hợp hôi miệng, nguyên nhân sẽ xuất hiện từ miệng của bạn. Tuy nhiên, vẫn có một loại vi khuẩn gây loét nhất định. Một nghiên cứu cho thấy trong số 18 bệnh nhân mắc chứng hôi miệng và bị nhiễm vi khuẩn H. pylori, 16 người đã được chữa khỏi chứng hôi miệng khoảng một tháng sau khi vi khuẩn này bị tiêu diệt.
Sỏi amidan: Những khối cầu nhỏ màu trắng xuất hiện sau miệng được gọi là sỏi amidan. Chúng được tạo thành từ các vi khuẩn cứng, cùng với các chất dinh dưỡng nuôi vi khuẩn như tế bào chết, chất nhầy và thức ăn thừa. Sỏi amidan nhìn chung vô hại, nhưng chúng có thể góp phần gây hôi miệng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Nếu bạn bị ợ chua thường xuyên, dai dẳng thì đó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này, thường được gọi là GERD, cũng có liên quan đến hơi thở hôi. Theo nghiên cứu, bạn càng bị ợ chua, thì càng có nguy cơ bị hôi miệng.
Sâu răng: Trên thực tế, hơn 90% người trưởng thành đã từng bị sâu răng, với số lỗ sâu răng trung bình trong miệng người lớn là khoảng 3 vị trí. Hầu hết các lỗ sâu răng đó đã được khoan và trám, nhưng các vết trám này cũng có thể là nơi ẩn náu của vi khuẩn gây hôi miệng.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên dẫn đến tình trạng giảm tiết nước bọt gây ra khô miệng làm mất đi tác dụng làm sạch miệng bằng nước bọt. Từ đó các vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi trong miệng.
Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên, những người tiếp xúc với bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mùi khó chịu. Việc không chăm sóc răng miệng hàng ngày để lại mùi hôi khó chịu do vi khuẩn bám lại, có thể dẫn đến sâu răng và gây hôi miệng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên đánh răng hai lần một ngày, mỗi lần hai phút bằng bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Răng giả: Răng giả không khác nhiều so với răng tự nhiên và cần được làm sạch thường xuyên. Vệ sinh răng giả mỗi ngày để tránh chứng hôi miệng và các vấn đề sức khỏe khác. Răng giả nên được vệ sinh giống như đánh răng — và đừng bỏ qua các mô mềm trong miệng, chẳng hạn như lưỡi và vòm miệng của bạn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn