MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

"Bảo tàng" dân góp, dân trông

Minh Ánh - Lê Nam LDO | 19/04/2021 09:08
Được thành lập từ năm 2019, nhà truyền thống xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội lưu giữ những cổ vật hàng trăm năm tuổi. Điều đáng nói, tất cả các kỷ vật trong "bảo tàng nhỏ" này đều do người dân quyên góp.
Hai năm nay, nhà truyền thống của xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã trở thành trốn lưu giữ kỷ niệm của những người cao tuổi và là chỗ vui chơi cho các em thanh, thiếu nhi trong làng.
Được biết, nhà truyền thống của xã trước kia rất hoang sơ, cỏ dại mọc um tùm, sau khi được sửa lại khang trang, bà Nguyễn Thị Huệ, 68 tuổi, đã tình nguyện là người trông giữ “bảo tàng nhỏ” này. Theo bà Huệ, hiện tại bảo tàng đang lưu giữ khoảng 300 hiện vật, đều là các đồ cổ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.
Ý tưởng về bảo tàng đồ cổ này là của một cựu Phó Chủ tịch UBND xã, cũng là người con của quê hương. Bà Huệ kể, khi phát thanh tuyên truyền bà con vận động, tất cả mọi người trong làng, ai nấy cũng háo hức mang đồ cổ đến quyên góp.
Theo bà Huệ, có những đồ vật vẫn có thể sử dụng, nhưng họ vẫn đem đến quyên góp cho nhà truyền thống. Trong hình là chiếc xe đạp Hữu Nghị, được Nhà nước tặng cho cụ Nguyễn Văn Năm - nguyên Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ nhiệm kỳ 1957-1960.
Theo bà Huệ, chiếc xe đạp này khi xưa có giá trị rất lớn, nhiều người đến hỏi mua gia đình chủ sở hữu nhưng mọi người cũng nhất quyết không bán. Khi xã kêu gọi quyên góp, gia đình đã nhất trí ủng hộ.
Tại bảo tàng còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật chiến tranh, mang dư vị của hai cuộc kháng chiến trường kỳ.
Trong hình là bức thư của một người lính gửi về cho người thương nơi quê nhà.
Bà Huệ cho biết, xưa chỉ có những gia đình khá giả mới có mâm gỗ, mâm đồng để ăn cơm, còn với những người dân nghèo thuần làm ruộng thì chỉ ăn trên mâm làm bằng tàu lá chuối. Trong khu trưng bày, có những mâm gỗ có niên đại từ giữa thế kỷ 19.
Thật khó để có thể tìm thấy gia đình còn giữ những tấm tem phiếu từ thời bao cấp.

Bà Huệ cho biết: “Giá trị vất chất của các đồ vật tại bảo tàng có thể không lớn, nhưng so về giá trị tinh thần thì đây đều là những kỷ vật đáng quý của chúng tôi, giúp chúng tôi gợi nhớ lại những kỷ niệm thời xưa“.
Bà Huệ luôn dành phần lớn thời gian tại nhà truyền thống, quét dọn khuôn phiên, nhặt cỏ, trồng cây,... Mỗi ngày, bà đều xuất hiện tại đây như một hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình cho mỗi vị khách khi ghé thăm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn