MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Biến tơ sen, tằm kén thành khăn quàng cổ ấm áp ngày đông

NGỌC ANH - TẠ QUANG LDO | 22/12/2019 10:30
Những chiếc khăn được dệt từ lụa tơ sen, lụa tơ tằm Phùng Xá luôn mang trong mình sự mềm mại, quyến rũ, óng ả, mượt mà mà không một loại khăn nào có được. Điều đặc biệt của khăn lụa tơ sen, tơ tằm là mát vào mùa hè nhưng lại ấm vào mùa đông nên được rất nhiều người yêu thích.
Sau khi thu hoạch lá dâu ở ngoài đồng, người thợ Phùng Xá xử lý lá dâu để làm thức ăn cho tằm.
Sau 3 tuần, tằm phát triển và ngừng ăn, đây chính là lúc nó chuẩn bị nhả tơ và tạo kén.
Tằm chín được cho lên né để nhả tơ, tạo kén. Kén sẽ được người thợ mang đi ươm để lấy tơ.

Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi, đảo kén làm lớp keo sericin tan ra một phần. Kén mềm, lớp áo kén ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ, khoảng 10 sợi tơ được người thợ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ.

Sau khi sợi đã khô, người thợ mang sợi sống để se. Tùy vào số lượng sợi tơ mà tấm lụa mỏng hay dày được tạo thành.
Sản phẩm hoàn thiện từ sợi tơ tằm sẽ tuỳ vào số lượng sợi se mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh.
 
Đối với lụa từ tơ sen thì sau khi dùng dao khứa chung quanh cuống sen, người thợ nhẹ nhàng dùng tay vặn và kéo tơ, đồng thời ve cho tơ se tròn lại.
 
Sau khi tơ sen được rút xong sẽ được đưa vào guồng dệt để làm ra thành phẩm.
      
Thành phẩm được làm hoàn toàn từ tơ sen.
 
Theo nghệ nhân Phan Thị Thuận, người đầu tiên ở Việt Nam làm được lụa từ tơ sen thì phải cần tới khoảng 4.800 cuống sen và mất hơn 1 tháng mới dệt nên một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7m, rộng 0,25m. Trong khi không phải mùa nào cũng lấy được tơ sen nên giá thành của sản phẩm khá cao.
 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn