MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bình gốm "độc bản" kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam của vua đồ cổ

Anh Tú LDO | 30/04/2020 09:35

Dân chơi đồ cổ có lẽ không ai không biết đến cái tên Đinh Công Tường. Tiếng tăm của ông thậm chí đã đạt tới tầm châu lục khi sở hữu hơn 100.000 món cổ vật bằng gốm. Trong đó, chiếc bình gốm "độc bản" nhân kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.1985) với hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập được anh trân quý như một báu vật.

Với hơn 25 năm lặn lội khắp nơi sưu tầm đồ cổ, đến nay, gia tài đồ sộ  của ông Đinh Công Tường (SN 1968, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM), đã hơn 100.000 món cổ vật trải dài  từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 20, xuất xứ từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng phần lớn là đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ.
Ông Tường trở thành một trong những người sở hữu nhiều kỷ lục về sưu tầm gốm cổ. Năm 2019 vừa qua, ông Đinh Công Tường được Tổ chức Kỷ lục Châu Á trao bằng kỷ lục Châu Á về người sở hữu Bộ sưu tập Gốm Bản địa Việt Nam lớn nhất châu Á (hơn 1.500 hiện vật) và hiện tại anh cũng cho biết đang tiếp tục tham gia giải Kỷ lục Thế giới.
Ông cho biết để mưu sinh và để theo đuổi niềm đam mê của mình, ông đã phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống như bán báo, phục vụ bàn,…Và rồi cơ duyên đưa anh tới nghề trồng và chăm sóc cây cảnh, bon-sai. Có được ít kinh phí từ công việc kinh doanh này, năm 24 tuổi, ông bắt đầu đi khắp các vùng quê Việt Nam từ Bắc chí Nam tìm mua các cổ vật bằng gốm, sứ nhằm “gom” gốm sứ cổ về nhà mình để thỏa mơ ước.

Không gian lưu trữ đồ gốm của ông Tường đâu đâu cũng chỉ toàn gốm là gốm.
Là người sưu tầm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhưng ông cho biết vẫn không ít lần bị lừa bởi những đồ giả cổ được làm cực kỳ công phu.
Nhiều món cổ vật gốm sứ của ông Tường đều thuộc hàng “độc, lạ” ở Việt Nam bao gồm đủ các loại hình như: tô, chén, đĩa, ché, lộc bình, chum, thìa, chân đèn... có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới.
Những đồ gốm của ông rất đa dạng, đa phần gốm cổ và thường được sử dụng trong cung đình ngày xưa. Đặc biệt, ông sở hữu một chiếc  bình từ thời vua Càn Long, Trung Quốc.  Đây là món đồ đắt giá nhất trong bộ sưu tập của mình có giá trị lên tới hàng triệu USD mà ông may mắn sở hữu được.
Ngoài ra, ông Tường còn có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc, Trung, Nam của các nền văn hóa Việt cổ như gốm Óc Eo, Đông Sơn, Chăm, Bát Tràng hay gốm Biên Hòa thế kỷ 18 - 19, gốm Cây Mai ở quận 5 Sài Gòn xưa, Lái Thiêu Bình Dương, gốm Quảng Đức tỉnh Phú Yên…
Những đồ gốm có kích thước nhỏ nhất, chỉ bằng ngón tay được anh cất gọn gàng trong tủ kính.
 Bộ sưu tập hàng trăm món chén dĩa men xanh trắng có giá trị từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho một món 
2 chiếc bình gốm sứ ” độc bản” với hình ảnh biểu tượng bản đồ giải phóng miền Nam và hình xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, nhân kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.1985) được “vua đồ cổ” Sài Gòn khẳng định không có cái thứ 2.
Ông Tường chia sẻ: Từ lúc sưu tầm đến giờ chưa từng bán lại bất cứ món nào, cho dù qua thời gian hay di chuyển chúng bị sứt mẻ hoặc hư hỏng. Đi tới đâu ông cũng sẵn lòng kết bạn nên nhiều lúc  có được món hàng độc, hiếm. Để có cổ vật hiếm nhiều khi phải thuyết phục chủ nhân mất có đến vài năm.
Hiện tại với số lượng hiện vật “ngoài sức tưởng tượng” như thế này, ông Tường cho biết trong tương lai uớc mơ của ông là muốn thành lập một bảo tàng tư nhân, để cho mọi người đam mê loại hình này có dịp đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn