MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tháp chuông chùa Báo Ân, khoảng năm 1883 - 1886.

Bộ ảnh cổ hiếm hoi về chùa Báo Ân từng tồn tại trên đất Bưu điện HN

CUNG HUYỀN (T/H) LDO | 06/02/2019 07:52

Chùa Báo Ân là minh chứng điển hình cho dòng tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn, tức là học theo đạo Nho nhưng vẫn sùng bái  Phật giáo. Ngôi chùa này từng được xây dựng trên mảnh đất Bưu điện Hà Nội ngày nay. 

Chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng thời gian 1842, tức khoảng thời gian trị vì của vua Thiệu Trị.
Chùa Báo Ân được coi là công trình Phật giáo có quy mô bậc nhất xứ Thăng Long bấy giờ với 36 nóc và 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Công trình ngoài cùng là tháp Hòa Phong, bức ảnh này được ghi lại vào khoảng năm 1883-1886.
Vẻ đẹp của chùa Báo Ân đã khiến nơi đây được coi là động tiên với lời truyền miệng: “Phong quang cảnh trí trăm đường – Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng – Rõ mười cửa động tưng bừng – Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm”.
Chùa được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu (tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi khoảng cuối đời vua Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu Thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.
Người chủ trì việc xây chùa là Quan Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai nên người đời còn lấy phẩm hàm của vị quan này để gọi chùa bằng hai tiếng Quan Thượng. Bản thân quan chủ trì Nguyễn Đăng Giai cũng xuất thân từ Nho gia vọng tộc, ông nội là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, còn thân phụ ông chính là Thiếu sư Nguyễn Đăng Tuân – thầy giáo của vua Thiệu Trị. Ảnh chụp năm 1885.
Kiến trúc chùa Báo Ân nổi bật với Tháp chuông cổ kính. Ảnh chụp khoảng năm 1883 - 1886.
Một bức ảnh chụp chùa Báo Ân từ trên cao được chụp khoảng năm 1890.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn