MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cận cảnh thi công ở dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau

Tạ Quang LDO | 16/07/2023 20:42

Dự án cao tốc đoạn Cần Thơ – Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (Dự án) được khởi công ngày 1.1.2023, các nhà thầu đã tổ chức 128 mũi thi công, huy động 409 máy móc thiết bị đến công trường và khoảng 800 nhân sự (kỹ sư và công nhân). Mặc dù đã hơn 7 tháng thi công nhưng sản lượng đạt khoảng hơn 6% giá trị hợp đồng.

This browser does not support the video element.

Tại nút giao IC2 đi qua quận Cái Răng (TP Cần Thơ), hàng chục công nhân cùng với phương tiện máy móc đang khẩn trương thi công.

Ngày 16.7, ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại nút giao IC2 đi qua quận Cái Răng (TP Cần Thơ), hàng chục công nhân cùng với phương tiện máy móc đang khẩn trương thi công.
Những chiếc máy lu, máy múc, máy ép cọc mải miết thi công với quyết tâm “đua” tiến độ để sớm hoàn thành sớm phần việc của mình.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Lê Đức Tuân - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, tiến độ đoạn cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đến thời điểm hiện tại đạt hơn 6%. Và trong quá trình triển khai dự án còn gặp nhiều khó khăn cũng như vướng mắc vì khan hiếm nguồn cát. Bên cạnh đó, để đảm bảo tiến độ đến năm 2025 tuyến cao tốc cơ bản hoàn thành thì đơn vị sẽ cố gắng thi công nhanh nhất có thể.
Về việc dùng cát biển làm vật liệu đắp nền cao tốc ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ông Tuân thông tin, đơn vị đã thí điểm 300m của đoạn cao tốc Hậu Giang – Cà Mau đang trong quá trình quan trắc theo dõi. Các chỉ tiêu cơ lý theo kết quả thí nghiệm trong phòng đan đạt yêu cầu, nằm trong phạm vi cho phép. Bên cạnh đó vẫn cần phải theo dõi thêm.
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 22km. Tại gói thầu xây lắp XL02 đoạn qua xã Tân Phú (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), đơn vị thi công đã hoàn thành khâu đào khuôn, lắp vải địa kỹ thuật nhiều ngày, chỉ chờ cát san lấp.
Ông Nguyễn Chí Nhẫn - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau cho hay, xác định giải phóng mặt bằng là yếu tố quyết định nên tỉnh làm quyết liệt khâu này.
Theo ông Nhẫn, đến nay, đã lên phương án bồi thường và hỗ trợ được hơn 92% với số tiền lên đến 391 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thiếu hụt nguồn cát nên toàn tuyến cao tốc bị chậm tiến độ thi công. Riêng đoạn khu vực huyện Thới Bình, theo Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận, hiện chỉ đang triển khai các hạng mục như cầu, cống, đường công vụ… để chờ nguồn vật liệu cát.
Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (Dự án) được khởi công từ ngày 1. 1.2023, các nhà thầu đã tổ chức 128 mũi thi công, huy động 409 máy móc thiết bị đến công trường và khoảng 800 nhân sự (kỹ sư và công nhân).
Nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của Dự án cần khoảng 18,5 triệu m3, nhưng đến nay mới chỉ có tỉnh Đồng Tháp cung cấp 0,371 triệu m3 (khoảng 2% nhu cầu) từ nguồn tăng 50% công suất; tỉnh An Giang đã có văn bản (ngày 3.7.2023) thống nhất cung cấp cho Dự án 1,1 triệu m3 cát từ việc điều phối các mỏ đang khai thác. Tuy nhiên, đến nay các nhà thầu mới chỉ tiếp cận được 2 mỏ để ký hợp đồng khoảng 0,5 triệu m3, còn lại 2 mỏ (Vạn Hưng Tùng và Tân Lê Quang) đang chờ quyết định của tỉnh An Giang.
Ngoài ra, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đang tiếp tục triển khai các thủ tục để có thể cung cấp cho Dự án từ các mỏ cát trên địa bàn tỉnh (An Giang 2,2 triệu m3; Đồng Tháp 5,1 triệu m3). Tuy nhiên, còn mất rất nhiều thời gian do thủ tục phải qua nhiều bước thực hiện.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn