MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chernobyl mộng mị, huyền ảo như chốn tiên cảnh qua ống kính nhiếp ảnh gia

Văn Thắng (Ảnh Vladimir Migutin) LDO | 17/06/2019 19:00
Vùng đất chết chóc Chernobyl trông tựa như xứ sở thần tiên ở một hành tinh khác qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia Vladimir Migutin.
Năm 2018, nhiếp ảnh gia Vladimir Migutin đã mạo hiểm tiến vào khu vực cấm Chernobyl ở thành phố Pripyat (Ukraine) để chụp những bức ảnh về cuộc sống nơi 32 năm sau thảm họa.
 Hơn 30 năm sau thảm họa, các loài động vật như hươu, nai và heo rừng đã phát triển và khôi phục được mật độ tương đương trước vụ nổ. Một số loài động vật còn phát triển mạnh hơn nữa, ví dụ như loài sói với lượng cá thể nhiều gấp 7 lần thông thường.
 
Qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Vladimir, quang cảnh của gần 2.600 km2 quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl hiện lên kỳ diệu, đẹp đến ngỡ ngàng, khiến xem có cảm giác như đó là một thiên đường tuyệt đẹp chứ không phải vùng đất chết chóc.
 
 Nhiếp ảnh gia Vladimir cho biết, anh đã dùng máy ảnh toàn quang phổ (full spectrum camera) kèm theo đó là kính lọc hồng ngoại 590nm của Kolari Vision để chụp lại toàn bộ quang cảnh nơi đây trong 2 ngày.
 
Chỉ có con người là không xuất hiện ở Pripyat (Ukraine).
 Khi không có sự hiện diện của con người, 4.200km2 đất bỏ hoang giữa Belarus và Ukraine bây giờ đang trở thành thiên đường cho các loài động vật hoang dã.
Pripyat (Ukraine) giờ là thiên đường cho các loài thực động vật đua nhau khoe sắc.
Hơn 32 năm trước vào tháng 4.1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.  
 Một vùng cách ly có bán kính hơn 40km xung quanh nhà máy được xác lập, hàng chục ngàn người phải sơ tán, 31 công nhân nhà máy và nhân viên cứu hỏa thiệt mạng trong thảm họa do bệnh bức xạ cấp tính. Hàng ngàn người sau đó cũng đã chết vì các bệnh liên quan đến phóng xạ.
Vòng quay khổng lồ cao 26m từng là biểu tượng phát triển của thành phố Pripyat. 
 Vẻ đẹp mộng mị, bí hiểm xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
 Hơn 30 năm sau thảm họa, Pripyat (Ukraine) vẫn tồn tại theo cách riêng của nó mà không cần có dấu chân, bóng dáng của con người.
Những phế tích về một thời phát triển của thành phố Pripyat (Ukraine).
 Từ một thành phố xinh đẹp với 50.000 người sinh sống, Pripyat trở nên hoang vắng và không bóng người kể từ ngày kinh hoàng hơn 30 năm trước. Chernobyl sẽ mãi là bài học đắt giá cho con người trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào phát triển kinh tế.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn