MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật hình tượng rồng ở bảo tàng Thanh Hóa

QUÁCH DU LDO | 11/02/2024 08:43

Thanh Hóa - Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bảo tàng Thanh Hóa đã tổ chức trưng bày chuyên đề hình tượng rồng trên cổ vật. Đây được xem là hoạt động để giúp người dân hiểu hơn về hình tượng rồng qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Ghi nhận tại không gian trưng bày, nhiều cổ vật được chạm khắc hình tượng rồng vô cùng tinh xảo, có niên đại lên đến hàng trăm năm. Ảnh: Quách Du

Chân đèn (làm bằng gốm hoa lam) trang trí hình rồng, cổ vật được tạo ngày 30 tháng 3, niên hiệu Diên Thánh I (năm 1578). Ảnh: Quách Du
Bình gốm trang trí rồng thế kỷ XX (sưu tầm tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Ảnh: Quách Du
Mâm đồng trang trí hình rồng thế kỷ XIX - XX (sưu tầm tại Thanh Hóa). Ảnh: Quách Du
Hộp đựng sắc phong (trang trí rồng chầu nguyệt) thế kỷ XX. Ảnh: Quách Du
Chuông đồng trang trí rồng, thế kỷ XX. Ảnh: Quách Du
Tranh gỗ trang trí hình tượng rồng (thế kỷ XX) sưu tầm tại Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du
Chiếc rìu đồng và hộ tâm phiến (trang trí giao long) cách ngày nay từ 2.500 - 2.000 năm. Ảnh: Quách Du
Mô tả về hình tượng rồng thời Nguyễn. Ảnh: Quách Du
Mô tả về hình tượng rồng thời Lê Sơ. Ảnh: Quách Du
Ngoài các cổ vật trang trí hình tượng rồng, tại khu trưng bày còn có 2 Bảo vật quốc gia là Kiếm ngắn núi Nưa và Trống đồng Cẩm Giàng. Ảnh: Quách Du

Ông Trịnh Đình Dương - Giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa cho biết, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đơn vị đã lựa chọn gần 100 hiện vật, cổ vật để trưng bày chuyên đề hình tượng rồng tại khu trưng bày của bảo tàng, nhằm phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Các cổ vật hình tượng rồng có từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, đến thế kỷ XX. Những hình tượng rồng này rất gần gũi, gắn bó với nhân dân và là biểu trưng cho quyền uy, xuất hiện trong việc trang trí tại các công trình kiến trúc đình, chùa, miếu mạo. Ngoài ra, hình tượng rồng cũng xuất hiện trong mỗi gia đình ở các lư hương, bát hương. Rồng giữ vai trò là một phúc thần mang đến mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

“Xuất phát từ những ý nghĩa trên và Tết Nguyên đán năm nay là năm con rồng, nên đơn vị đã lựa chọn các cổ vật, hiện vật trang trí hình tượng rồng qua các thời kỳ phong kiến Việt Nam. Từ đó, đưa ra trưng bày để người dân thấy và hiểu hơn đặc trưng của hình tượng rồng qua các thời kỳ. Qua đó thêm trân quý những giá trị di sản văn hóa vô giá của ông cha” - ông Dương chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn