MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổ chức Kỉ lục Việt Nam trao chứng nhận cho các tập thể và cá nhân có kỉ lục được ghi nhận năm 2020. Ảnh: Phương Linh

Chiêm ngưỡng những kỷ lục Việt Nam mới được ghi nhận ở Nam Trung Bộ

Phương Linh LDO | 02/01/2021 07:30

Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietking) vừa chính thức trao chứng nhận xác lập 17 kỷ lục cho các cá nhân và tập thể tại khu vực Nam Trung Bộ. Đây là những kỷ lục đã được hội đồng thẩm định trong gần 1 năm qua, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của tổ chức kỷ lục Việt Nam đề ra.

Nơi lưu trữ và bảo tồn cuốn Kinh thánh “Phép giảng Tám ngày” bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes (Thế kỷ XVII) - Đơn vị sở hữu Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên).
Bộ 12 bàn dùng để viết thư pháp bằng gỗ hương chạm khắc hình tượng 12 con giáp và nhành mai lớn nhất Việt Nam. Đơn vị sở hữu Làng nghề Trường Sơn (Khánh Hòa) được thực hiện trong 1 năm. Mỗi bộ có kích thước dài hơn 3,4m, rộng và cao 0,8m.
Bức tường tạo tác bằng cây sanh gắn bộ hình chân dung tôn vinh các danh nhân Việt Nam và thế giới đan bằng sợi tổng hợp (khung nhôm) lớn nhất Việt Nam- Đơn vị sở hữu Làng nghề Trường Sơn (Khánh Hòa). Bức tường được thực hiện trong 6 tháng, dài 90m, cao 5,4m.
Bộ sưu tập 12 con giáp đan bằng sợi tổng hợp (khung nhôm) lớn nhất Việt Nam- Đơn vị sở hữu Làng nghề Trường Sơn (Khánh Hòa) được thực hiện trong 12 năm, có chiều dài từ 1,2-9,5m, chiều rộng từ 0,6-2,6m và cao từ 1,2-5m.
Bộ tranh (gồm 8 bức) kết hợp thư họa, thư pháp chủ đề về tâm linh tôn giáo bằng chất liệu sơn dầu trên vải toan lớn nhất- thuộc về kỷ lục gia Lê Quang Vũ (Khánh Hòa).
Cặp tranh cát (hình vuông và hình tròn) tạo hình ảnh và chữ thư pháp chủ đề về làng nghề Trường Sơn-Khánh Hòa có kích thước lớn nhất do một nghệ nhân cao tuổi thực hiện- thuộc về Nghệ nhân Trần Thị Thu (Khánh Hòa).
Mô hình quả bầu hồ lô lớn nhất được kết nối từ 542 quả nhỏ viết tay tác phẩm Truyện Kiều bằng thư pháp Việt- Thuộc về bà Nguyễn Thị Kim Thoa (Khánh Hòa).
Bộ sưu tập 4 bản đồ hành chính Việt Nam thực hiện thủ công bằng các các nguyên liệu tự nhiên của địa phương trên 2 mặt lớn nhất- thuộc về bà Lê Nguyễn Ái Quỳnh (Khánh Hòa)
Mô hình đàn chim Yến đang bay lượn đan bằng sợi tổng hợp có số lượng nhiều nhất- thuộc về bà Lê Thị Lệ Hạnh ( Khánh Hòa). Kỉ lục này được thực hiện trong 4 tháng với số lượng 6.496 con chim Yến được thắt thủ công.
Bộ sưu tập sản phẩm nội thất đan tay bằng nguyên liệu mây và sợ tổng hợp nhiều chủng loại và mẫu mã nhất với số lượng khoảng 1.000 sản phẩm- tán phẩm của ông Lê Duy Thiện (Khánh Hòa).
Bộ sưu tập sản phẩm của dòng gốm Quảng Đức xưa có số lượng nhiều nhất- thuộc về ông Phạm Lê Quốc Cường (Phú Yên).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn