MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh xót xa tại ngôi chùa cổ là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ở Hải Dương. Ảnh: Mai Dung

Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ở Hải Dương trước nguy cơ đổ sập

Băng Tâm LDO | 13/04/2022 10:10
Hải Dương - Chùa Cả (Cảnh Linh tự) nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đình - chùa Dưỡng Thái ở thôn Dưỡng Thái Trung, xã Phúc Thành (Kim Thành, Hải Dương). Tồn tại hàng trăm năm, đến nay, ngôi chùa xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập, nhất là khi mùa mưa bão sắp đến.
Chùa Cả tên chữ là Cảnh Linh tự, thường gọi là chùa Oi là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đình, chùa Dưỡng Thái ở thôn Dưỡng Thái Trung, xã Phúc Thành (Kim Thành). Ảnh: Mai Dung 
Tồn tại hàng trăm năm, đến nay, ngôi chùa xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là sau cơn bão số 8 năm 2021. Ảnh: Mai Dung
Nhiều khu vực được dán cảnh báo nguy hiểm. Ảnh: Mai Dung
Phần lớn bức tường sau 3 gian hậu cung thờ Đức Thánh Cả đã đổ sập. Ảnh: Mai Dung
Bức tường sau khi bị đổ hiện được phủ bạt để che mưa, nắng. Ảnh: Mai Dung
Hai bức tường đầu hồi và toàn bộ mái khu vực hậu cung thờ Đức Thánh Cả có nguy cơ đổ sập, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới. Ảnh: Mai Dung
Nhiều xà, kèo bằng gỗ có hiện tượng mọt, mục và nguy cơ gãy cao. Ảnh: Mai Dung
Cảnh đổ nát bên trong hậu cung thờ Đức Thánh Cả. Trao đổi với Lao Động, ông Trần Văn Huy – Chủ tịch UBND xã Phúc Thành (Kim Thành, Hải Dương) cho biết, Chùa Cảnh Linh nằm trong quần thể đình, chùa Dưỡng Thái được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch  công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1995. Ảnh: Mai Dung
Năm 2005, Chùa Cả được trùng tu, tôn tạo khu vực 5 gian tiền đường, khu 3 gian thờ Đức Thánh Cả chưa được trùng tu, tôn tạo, còn nguyên trạng từ thời điểm được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tuy vậy, khu vực 5 gian tiền đường cũng đã xuống cấp, nhiều đoạn tường nứt vỡ, trơ gạch. Ảnh: Mai Dung
Phần mái gian tiền đường xuống cấp. Ảnh: Mai Dung 
Trong sáng 12.4, chính quyền địa phương kiểm tra thực địa, tiếp tục đề nghị UBND huyện xin sớm được trùng tu, tôn tạo di tích này. Trong thời gian chờ đợi văn bản chỉ đạo về trùng tu, tôn tạo cấp thiết với công trình này, UBND xã di dời các cổ vật trong chùa. Đồng thời, tiến hành chăng dây khoanh vùng, cảnh báo khu vực nguy hiểm để người dân không đến gần và tiếp tục chằng chống, che phủ bạt lên mái chùa để che mưa, che nắng cho di tích.  “Chính quyền và nhân dân địa phương mong muốn ngôi chùa sớm được trùng tu, hạn chế hư hỏng nhất là khi mùa mưa bão sắp đến” – lãnh đạo UBND xã Phúc Thành cho biết. 
Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản về tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm các mục tiêu, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ. Các đơn vị tuyên truyền rộng rãi về giá trị của di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích… Ảnh: Mai Dung

This browser does not support the video element.

Cận cảnh ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập. Video: MD

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn