MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Độc đáo nghề làm ngói âm dương ở xã Tự Do

Sơn Việt - Tân Văn LDO | 13/08/2023 11:36

Cao Bằng - Nghề làm ngói máng tại xóm Lũng Rì, xã Tự Do (Quảng Hòa) được các thế hệ cha truyền con nối hàng trăm năm.

Lũng Rì là một xóm thuộc xã Tự Do, cách trung tâm TP Cao Bằng 30km, nép mình bên góc núi, nghề làm ngói máng (âm dương) nơi đây đã có hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Sơn Tùng.
Những mái nhà lợp ngói âm dương mang dáng dấp cổ kính, rêu phong phủ nhuốm màu thời gian đã quen thuộc đối với người dân vùng cao. Ảnh: Sơn Việt.
Anh Lục Quang Thuận ở xóm Lũng Rì cho biết, nguyên liệu chính để làm ngói là đất, nhưng phải từ ba loại đất khác nhau. Đất được đập ra cho mềm, trộn nước vào rồi dùng trâu để dẫm cho nhuyễn. Tiếp theo, phải ủ đất khoảng 5-6 ngày rồi mới lấy lên sàng lọc những tạp chất như sỏi, đá. Đây là công đoạn tỉ mỉ nhất, phải dùng dụng cụ có căng một đoạn dây để xẻ từng lớp đất đặc ra nhặt tạp chất. Ảnh: Sơn Việt.
Rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại có xu hướng tìm kiếm những nét đẹp trong giá trị xưa cũ và ở mỗi làng nghề sẽ luôn là địa chỉ mang lại nhiều cảm xúc hơn cả. Ảnh: Sơn Tùng.
Đất được chọn là loại đất sạch, không lẫn sỏi, đá, tạp đảm bảo độ mịn và dẻo. Ảnh: Sơn Việt.
Mỗi lát cắt đều tỉ mỉ và tâm huyết. Ảnh: Sơn Việt.
Khuôn làm ngói máng có hình tròn, đường kính khoảng 25cm, trên thân khuôn có 4 điểm gờ chia đều nhau và như vậy mỗi lần đưa đất vào khuôn có thể làm được 4 viên ngói, khuôn được đặt trên 1 bệ xoay. Ảnh: Sơn Việt.
Chỗ điểm gờ trên khuôn tạo rãnh mỏng để khi đất khô có thể bẻ rời thành từng viên ngói. Khi vã đất vào khuôn, người thợ vừa xoay vừa nén đất sao cho đều và chặt, sau đó mới đưa thước cắt vào cắt gọt. Ảnh: Sơn Việt.
Tiếp đó, ngói được phơi trên nền đất được phủ lớp trấu mục đích để ngói chưa khô khỏi dính xuống bề mặt đất. Ảnh: Sơn Việt.
Sau cùng, ngói sẽ được cho vào lò nung liên tục bảy ngày đêm, quá trình này nhiệt độ phải luôn giữ mức ổn định. Mỗi lò nung có sức chứa khoảng 15 nghìn viên ngói. Ảnh: Sơn Việt.
Nghề làm ngói giúp nhiều hộ thoát nghèo. Cũng có năm, ngói bị rớt giá, khó khăn bủa vây người dân nhưng người làm ngói nơi đây luôn tâm niệm “là nghề gia truyền trăm năm, cần lưu giữ và phát triển“. Ảnh: Sơn Việt.
Loại ngói này sẽ có 2 loại, ngói máng (âm) để lợp sẽ ngửa lên trên còn ngói bò (dương) để úp. Kiến trúc nhà sàn, lợp ngói âm dương đã trở nên phổ biến ở huyện Quảng Hòa và nhiều địa phương. Ảnh: Sơn Tùng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn