MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chợ phiên vùng cao Hoà Bình với nhiều nét độc đáo thu hút du khách. Ảnh: Thanh Tùng

Độc đáo phiên chợ vùng cao Hoà Bình

Khánh Linh - Thanh Tùng LDO | 17/05/2022 06:30
Hoà Bình - "Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình 2022" diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc mang đậm sắc màu các dân tộc trong tỉnh.
 Phiên chợ vùng cao Hòa Bình năm 2022 với chủ đề “Nơi hội tụ và lan tỏa” được tổ chức từ ngày 13.5 đến hết ngày 17.5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình, nhân dịp tỉnh đăng cai tổ chức môn đua Xe đạp trong chương trình SEA Games 31.
 Phiên chợ có khoảng 100 gian hàng, bao gồm: khu gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP, nông sản, thủ công mỹ nghệ; khu gian hàng ẩm thực; khu gian hàng giới thiệu nghề truyền thống, văn hóa các dân tộc của các địa phương trong tỉnh Hòa Bình.
  Tại phiên chợ, những sản phẩm độc đáo của các huyện được trưng bày và thu hút du khách tham quan, mua sắm. 
Cơm lam, dưa nương, chuối rừng, măng rừng đều là những sản vật đặc trưng của núi rừng Hoà Bình được bày bán.
 Và cả những sản phẩm OCOP các địa phương như: mật ong, gạo nếp nương, cao xạ đen, cà gai leo...
 Những vật dụng thường thấy trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc cũng được trưng bày tại đây. 
 Những nét độc đáo càng làm phong phú hơn sắc màu chợ phiên. 
Đến với chợ phiên, du khách còn được tham gia vào những trò chơi dân gian thú vị. 
 Nắm tay nhau cùng vui điệu sạp
 Cùng nhau đánh đu...
 Tung trái còn bay trong gió 
Bắn nỏ trúng “vòng mười” 

Thưởng thức tiết mục “đâm đuống” của những cô gái Thái Mai Châu. 

Đắm say cùng điệu khèn...

Trao đổi với PV, ông Phạm Anh Quý - Phó Trưởng Ban thường trực, Ban tổ chức phiên chợ cho biết: “Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình với chủ đề “Nơi hội tụ và lan tỏa” có 9 khu vực nhằm quảng bá văn hóa, con người và những nét đặc trưng của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, tại hội chợ có sự thăm gia của các tỉnh bạn như Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, An Giang“.

“Đây là dịp để các huyện, thành phố, các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và bán các mặt hàng truyền thống của các địa phương, nhằm khuyến khích cộng đồng các dân tộc và địa phương trong tỉnh đầu tư phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống. Từ đó tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, dân trí cho nhân dân, giữ gìn và phát huy đặc thù văn hoá mỗi địa phương” - ông Quý chia sẻ thêm. 



Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn