MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làng nghề đúc đồng Phú Lộc thuộc huyện Diên Khánh đã hình thành hơn 100 năm. Ảnh: Hữu Long

Đón Tết ở làng đúc đồng hơn trăm tuổi ở Khánh Hòa

Hữu Long LDO | 08/02/2024 06:00

Khánh Hòa - Làng nghề đúc đồng nổi tiếng bởi năm xưa từng được vua Tự Đức sắc phong. Cứ đến Tết, người dân trong làng nghề cổ lại cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm đồng tinh xảo.

Cứ vào dịp giáp Tết, làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây 1 thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh lại tất bật đỏ lửa suốt ngày đêm để đúc, gia công sản phẩm đồng.
Phần đồng phôi là phế liệu thu mua từ các vựa ve chai, giá phế liệu đồng giao động từ 100-150 nghìn/kg. Đồng phôi sau đó được đổ vào lò nung ở nhiệt độ hơn 1.000 độ C xuyên suốt 10 - 12 tiếng. Người thợ liên tục đổ thêm đồng vào lò và vớt bỏ tạp chất để có được mẻ đồng nguyên chất.
Thông thường, một lò nấu đồng nguyên liệu mỗi đêm cần hơn 100 lít dầu để hoạt động, thường dùng loại dầu nhớt thải để tiết kiệm chi phí. Dầu được đổ vào thùng lớn, dẫn qua các đường ống chảy vào trước ống thổi, được thổi trực tiếp vào lò nung. Trong quá trình nung, người thợ phải giữ lửa thật đều để khuôn đồng không bị sống quá hoặc nung quá già.
Sau khi có khuôn, người thợ sẽ rót đồng vào không ngừng tay để sản phẩm không có tì vết.
Khuôn đúc đồng được làm bằng đất sét dẻo, được tạo các họa tiết sẵn trên khuôn, đòi hỏi sự khéo léo để tạo ra bề mặt khuôn phải mịn, không tì vết. Khuôn sau đó được đưa vào lò nung, cần kiểm soát được ngọn lửa đều để khuôn không bị “sống” hoặc quá lửa.
Sản phẩm thô sau khi được đúc xong sẽ được người thợ vận chuyển đi gia công cắt gọt, tiện, làm gai...
Giá của các sản phẩm đúc đồng cũng khác nhau tùy theo độ tinh xảo. Bộ chân đèn loại lớn giá 4,5 triệu đồng, loại trung 3,5 triệu đồng và loại nhỏ 2,5 triệu đồng. Nhờ nghề này mà bà con trong làng có thêm thu nhập, nhiều hộ xây nhà, sắm sửa nội thất và nuôi con cái học tập.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn