MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Ghé thăm những di tích lịch sử Cách mạng ở Hà Nội

Tùng Giang LDO | 01/09/2024 08:03

Trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9, nhiều người dân đã ghé thăm các địa điểm di tích lịch sử Cách mạng ở Thủ Đô.

Ghi nhận của Lao Động, trong những ngày nghỉ lễ 2.9, nhiều tuyến phố, ngõ nhỏ của Thủ đô Hà Nội rực rỡ trong sắc đỏ của cờ Tổ quốc.
Nhiều địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9 là điểm đến thu hút sự quan tâm của người dân.
Người dân chụp ảnh kỷ niệm ngày Quốc khánh 2.9 trên quảng trường Ba Đình.
Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) - một trong những địa chỉ đỏ về di tích lịch sử của Hà Nội thời gian này thu hút đông du khách đến tham quan.
Trong những ngày từ 25.8 đến ngày 2.9.1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chị Vũ Thị Liên (trú quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, đây là dịp để chị đưa các con đi chơi và tìm hiểu thực tế về lịch sử hào hùng của dân tộc.
“Tôi muốn các con biết và tự hào về những thế hệ trước đây đã hi sinh xương máu để đánh đổi, mang lại một nền độc lập, tự do cho đất nước và cuộc sống bình yên như hiện nay”, chị Liên tự hào nói.
Được biết, căn nhà này đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội từ chiến khu Việt Bắc. Và đặc biệt, tại nơi này, Bác đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhà có hai mặt tiền gắn với số 48 phố Hàng Ngang và số 35 phố Hàng Cân. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là Nhà tư sản Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.
Quang cảnh ngôi nhà cổ.
Cờ Tổ quốc tung bay trên Cột cờ Hà Nội.
Mọi ngõ ngách Thủ đô Hà Nội được người dân treo cờ đỏ sao vàng.
Người dân Hà Nội chơi cờ trong dịp nghỉ lễ.
Ngày Quốc khánh 2.9 không chỉ là ngày kỷ niệm lịch sử mà còn là dịp để mọi người ôn lại truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn