MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cát biển đã về đến Cà Mau để phục vụ cho dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Giải cơn khát cát cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

NHẬT HỒ LDO | 11/07/2024 10:48

Sà lan cát biển đầu tiên về đến công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã giúp giải cơn khát cát vốn được xem là nút thắt trong việc xây dựng cao tốc tại ĐBSCL.

Ngày 29.6, UBND tỉnh Sóc Trăng và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C tổ chức lễ khởi công khai thác mỏ cát biển tại tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Đây là mỏ cát biển đầu tiên ở vùng ĐBSCL khai thác nhằm phục vụ các dự án theo cơ chế đặc thù của Quốc hội.
Ông Trần Văn Thi - Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận - cho biết, sau ngày 1.7 sẽ vận chuyển đến công trường để thi công thí điểm đoạn tuyến cao tốc đi qua các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau: Từ Km 81+000 đến hết phạm vi tuyến chính tại Km126+223 thuộc địa bàn huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu); huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang); huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) và từ Km 6+522 đến Km16+510 đoạn tuyến nối Cà Mau thuộc địa bàn các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước (tỉnh Cà Mau).
Theo thông tin từ Ban điều hành gói thầu xây lắp XL02 (đoạn qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), từ chiều tối 9.7, sà lan cát biển đầu tiên đã về đến công trường. Một đoạn kênh xáng Huyện Sử sôi động hẳn lên vì có nhiều sà lan chở cát (cát biển và cát sông) nối đuôi nhau, xếp hàng đợi bơm cát lên công trình.
Cát đã được tập kết tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau chờ bơm lên công trinh.
Theo chia sẻ của ông Kiều Quốc Thanh, tài công sà lan chở cát biển đầu tiên về Cà Mau, thời gian sà lan di chuyển từ cửa biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) đến công trình là khoảng 24 giờ.
Ngay sau khi cát về, công tác kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng của cát biển đã được thực hiện.
Sau khi kiểm tra, công tác chuẩn bị bơm lên chân công trình cũng gấp rút được triển khai.
Tiến hành bơm cát từ sà lan lên theo đường ống dẫn đến công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau tại điểm huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Do bến sà lan tập kết thường cách xa các điểm đang thi công, có đoạn lên đến vài km, nên để cát đến được công trình, thường phải qua nhiều công đoạn bơm chuyền.
Các tổ máy bơm chuyền có hàng chục người phụ trách từ hút cát dưới sà lan, vận hành tổ máy và khuân vác ống. Nếu cát về nhiều thì nhân công sẽ được chia ca ra làm.
Công trường thi công cầu, đường thuộc dự án xây dựng tuyến cao tốc qua xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) hoạt động khi cát đã về.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn