MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hà Nội: Hút mắt trước vẻ đẹp hoàng hôn về trên đường Cổ Ngư

NGỌC THẮNG LDO | 14/05/2021 16:22

Vào khoảng cuối thập niên 50, đường Cổ Ngư được mở rộng thành đường đôi. Đến khi hoàn thành Hà Nội đã mời Bác Hồ đến thăm công trình công ích này. Và tại đây, Bác Hồ đã đặt tên đường thành Đường Thanh Niên vì công trình được tham gia xây dựng bởi hàng vạn Thanh niên các cơ quan nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Từ thế kỷ XVII, người dân đánh cá quanh vùng đắp con bờ nhỏ từ Yên Hoa xuống Yên Ninh cho khỏi đi vòng, rồi sóng vỗ, thời gian xô lở, năm nào cũng phải đắp lại cho vững, thành ra con đường có tên Đê Cố Ngự (nghĩa là giữ cho vững). Người Pháp cai trị Hà Nội, vốn quen đọc chữ Việt cũng không có dấu giọng, lâu dần chệch ra thành Đường Cổ Ngư.
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên hòn đảo nhỏ phía tây của Đường Thanh Niên. Nơi đây có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của Hồ Tây nước mênh mang.
Trấn Quốc Tự được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội.
Đền Thủy Trung Tiên (bên trái, phía dưới) nằm trên gò nhỏ ở Hồ Trúc Bạch, phía Đông của Thanh Niên. Đền Thủy Trung Tiên (tiền thân là miếu Cẩu Nhi) được phục dựng lại theo nguyên mẫu từ tháng 7.2015 đến tháng 8.2017.
Nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng hẹn hò dành cho các đôi uyên ương, cũng là nơi lý tưởng cho nam thanh, nữ tú "sống ảo" (ảnh chụp ngày 10.4.2021)
Đường Cổ Ngư xưa cũng được coi là nơi lãng mạng nhất của chốn Hà Thành, là nơi ngắm Hoàng hôn buông dần của biết bao thế hệ người Hà Nội.
Con đường này còn sở hữu những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất của Thủ đô.
Ngắm mặt trời lặn, view Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc, đền Thủy Trung Tiên từ tầng 20 của Khách sạn Pan Pacific (The Summit Bar).
Tại The Summit Bar, ngoài chi phí đồ uống, khách hàng phải trả thêm $200 để được sử dụng bộ máy ảnh, máy quay chuyên nghiệp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn