MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hà Nội: Sau vụ lúa là "vụ khói"

Minh Khánh LDO | 05/06/2019 14:25

Sau khi thu hoạch lúa, nhiều người ở Quốc Oai (Hà Nội) đốt rơm rạ ngay tại ruộng khiến khói mù đặc, ảnh hưởng trực tiếp đến người, phương tiện lưu thông trên trục tuyến đường Láng Hoà Lạc (đoạn qua địa bàn huyện Quốc Oai).

 Vào vụ gặt, người dân Quốc Oai (Hà Nội) thường gặt và tuốt lúa ngay trên tuyến đường Láng - Hoà Lạc. Trong những năm gần đây, nông dân chỉ mang thóc về nhà còn rơm rạ họ để lại ngay tại ruộng.
Trước đây rơm rạ là phế phẩm, sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ được mang về làm chất đốt nấu nướng hoặc mang về cho trâu bò ăn, bị bỏ vùi ngoài đồng làm phân bón. Nhưng hiện nay, rơm rạ không còn nhiều giá trị nữa nên người nông dân đốt ngay tại đồng.
Đốt rơm không chỉ gây ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây hiện tượng mù khói, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân, hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
 
Rơm rạ trên khắp cánh đồng bị đốt khiến khói bủa vây khắp con đường này. 
Người dân còn tận dụng một phần đường để phơi thóc khiến mặt đường bị thu hẹp đáng kể. 
 
Chị Nguyễn Hà Trang (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cho hay: "Vụ gặt nào cũng vậy, người dân đốt rơm ngay bên vệ đường khiến khói mù mịt cả đoạn đường. Mỗi lần đi qua đây, tôi phải đi chậm và chống 2 chân vì sợ ngã, đâm vào xe khác. Nhưng nhiều người lao vụt nhanh để tránh bị cay mắt".
Bà Nguyễn Thị Thuỷ ( Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Bây giờ rơm mang về nhà không có sân phơi, không có chỗ chứa và cũng không sử dụng vào việc gì. Nông dân chúng tôi đốt ngay có thể lây tro dùng bón cho đất ruộng".
Vào vụ gặt, hàng loạt thửa rộng bỗng dưng biến thành ống khói lộ thiên.
 Nguy hiểm là vậy, nhưng có người dân khi được hỏi vẫn chưa ý thức được việc mình làm đang gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường mà chỉ coi đó là thói quen, phương thức xử lý rơm rạ hiệu quả mà họ vẫn làm lâu nay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn