MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hiện trạng sông Tô Lịch trước khi được bổ cập nước cải thiện ô nhiễm

Quách Du LDO | 10/03/2021 15:43

Trước khi xây lắp 8 trạm bơm dã chiến để bổ cập nước cho sông Tô Lịch, mực nước tại dòng sông này vẫn khá thấp, đen xì, hàng trăm cống nước thải vẫn âm ỉ chảy ngày đêm.

Vừa qua Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, liên ngành thành phố đã khảo sát và đưa ra phương án bổ cập nước từ sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc, nhằm cải thiện chất lượng nước con sông này. Ảnh: Q.D
Cụ thể, sẽ xây lắp 8 trạm bơm dã chiến tại khu vực cống Liên Mạc, nhằm bổ cập nước cho sông Tô Lịch, sông Nhuệ, công suất dự kiến khoảng 9m3/s". Ảnh: Q.D
Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động vào ngày 10.3, trên sông Tô Lịch (đoạn chảy qua quận Cầu Giấy), mực nước đang ở mức khá thấp. Ảnh: Q.D
Cống nước thải ào ào chảy, mùi hôi bốc lên sặc sụa. Ảnh: Q.D
Bà Bùi Minh Nguyệt (50 tuổi, trú tại số 491, đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hàng chục năm nay, các gia đình sống 2 bên bờ sông Tô Lịch luôn sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Q.D
“Nhiều lần nghe thành phố triển khai các biện pháp cải thiện ô nhiễm, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vừa qua, nghe nói thành phố sẽ xây trạm bơm, bổ cập nước từ sông Hồng vào để khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm, chúng tôi rất hoan nghênh. Hy vọng, vấn đề được giải quyết phần nào” - bà Nguyệt chia sẻ. Ảnh: Q.D
Ông Nguyễn Đức Thuận (61 tuổi, trú tại số 45, đường Cầu Giây, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, dòng sông giảm ô nhiễm là điều mà người dân mong mỏi bấy lâu nay. “Bằng biện pháp gì cũng được, miễn là sông bớt ô nhiễm, để người dân có cuộc sống dễ chịu hơn. Thậm chí, chúng tôi sẵn sàng chung sức, đóng góp tiền bạc, cùng với ngành chức năng giải quyết vấn đề này” - ông Thuận nói. Ảnh: Q.D
Được biết, hiện sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ (đoạn xã Hữu Hòa, Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông. Ảnh: Q.D

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Sinh học Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, việc bổ cập nước cho sông Tô Lịch là đề xuất nhiều năm nay của nhiều vị giáo sư ở Việt Nam cho Hà Nội.

“Đây là giải pháp tốt và nên làm. Tuy nhiên, việc xây dựng, lắp đặt 8 trạm bơm lưu động để bơm nước từ sông Hồng sang sông Tô Lịch thì Hà Nội cần phải xem xét, tính toán lại. Bởi, về mặt lý thuyết đã cho thấy sự không dài lâu. Ngoài ra, việc lắp đặt trạm bơm cũng gây tốn kém và chưa phải là giải pháp căn cơ” - ông Thịnh cho hay.


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn