MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hãng phim truyện Việt Nam từng là một biểu tượng về lịch sử điện ảnh ở số 4 phố Thụy Khuê, nay đã trở nên hoang tàn. Ảnh: Nguyễn Thành Bình

Hình ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” sống mòn ở Hãng phim truyện Việt Nam

Hào Hoa (Ảnh: Nguyễn Thành Bình) LDO | 17/03/2023 10:37
“Làng Vũ Đại ngày ấy” là tên bộ phim kinh điển do đạo diễn – NSND Phạm Văn Khoa thực hiện, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Ở “Làng Vũ Đại ngày ấy” sự xơ xác, bế tắc đã biến số phận mỗi con người trở nên sống mòn.
Trong ngày kỷ niệm 70 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam (15.3), nhiều nghệ sĩ gạo cội đã khóc khi nhắc đến Hãng phim truyện Việt Nam. Năm 1959, bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam đã ra đời ở đây, tác phẩm “Chung một dòng sông“ - phim đánh dấu sự ra đời của dòng phim cách mạng gánh trên vai sứ mệnh lịch sử của mình.
Sau 70 năm, Hãng phim truyện Việt Nam giờ đây hoang tàn, đổ nát. Sau khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam rơi vào tay Công ty vận tải thủy Vivaso. Theo đạo diễn - NSND Thanh Vân, hãng phim và cả các nghệ sĩ của hãng đều như bị bỏ rơi sau công cuộc cổ phần hóa.
Phòng dựng, phòng phát hành, xưởng thiết kế mỹ thuật... đều đóng cửa.
Đây là những bức ảnh do quay phim Nguyễn Thành Bình - một nhân sự của Hãng phim truyện Việt Nam mới chụp gần đây, trong đó có những bức được chụp ngày 14.3.
Ngày 15.3, NSND Trà Giang chia sẻ, khi từ TP HCM ra đây dự lễ kỷ niệm bà đã đến thăm hãng phim và miêu tả đó là những khung cảnh "không thể tưởng tượng“. NSND Trà Giang đã bật khóc khi nhắc đến sự hoang tàn của hãng.
Không ai có thể tin, đây là nơi đã cho ra đời hàng trăm thước phim lịch sử, nơi làm việc của bao thế hệ nghệ sĩ tài năng để có những tác phẩm kinh điển như: Làng Vũ Đại ngày ấy, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Vợ chồng A Phủ, Chị Dậu, Bao giờ cho đến tháng 10, Thương nhớ đồng quê...
... Bên trong đổ nát....
... Bên ngoài hoang tàn... Là những gì còn lại của “căn cứ điện ảnh cách mạng” sau chiều dài lịch sử 70 năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn